USP là viết tắt 3 chữ cái đầu của Unique Selling Point, có thể dịch là điểm bán hàng độc nhất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phẩm, dịch vụ nổi bật hơn so với đối thủ. Nó có thể là về giá, về chất lượng,… Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tìm ra USP cho nhãn hàng. Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
3 điều quan trọng nếu muốn tìm ra USP cho nhãn hàng
“Thương trường như chiến trường” – Đúng vậy, thương trường cũng chính là một loại chiến trường, nơi mà các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để giành ưu thế. Trong cuộc chiến này, làm thế nào để khách hàng có thiện cảm, nhận ra sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm ngay từ cái nhìn đầu tiên?Đó cũng chính là lý do tại sao doanh nghiệp cần tìm ra USP (Unique Selling Point) cho nhãn hàng.
Để tìm ra USP một cách chính xác, bạn hãy lưu ý các điều sau:
1. Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng
Điều đầu tiên mà bạn cần lưu tâm nếu muốn tìm ra USP chính là việc thấu hiểu khách hàng vì suy cho cùng bạn tạo ra sản phẩm, dịch vụ cũng là để phục vụ họ. Để có cái nhìn khách quan nhất, bạn có thể khảo sát tệp khách hàng dựa trên bộ các câu hỏi như:
- Những ai có thể mua sản phẩm dịch vụ của mình?
- Họ đang tìm kiếm điều gì ở sản phẩm này, liệu mình có đáp ứng họ được hay không?
- Điều gì sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn tạo được dấu ấn với khách hàng?
- Mình sẽ sản xuất, thiết kế như thế nào với sản phẩm này đây?
- Xu hướng khi mua sản phẩm này sẽ như thế nào?
- Quá trình tư vấn, bán hàng mình sẽ phải làm nổi bật điều gì?
Đặt ra câu hỏi một cách chi tiết có thể giúp bạn nắm bắt được khách hàng đang cần gì, muốn gì đồng thời đây cũng sẽ là một cách giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích thực sự mà sản phẩm sẽ mang lại.
2. Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng
Trong thương trường, việc nắm bắt thông tin của doanh nghiệp, của đối thủ chính là yếu tố tiên quyết để có được thành công. Việc xác định rõ đối thủ sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh riêng của bản thân cũng như có những định hướng, hoạch định rõ ràng trong các chiến dịch truyền thông,
Nghiên cứu đối thủ nghĩa là việc bạn sẽ phải tìm hiểu về tệp khách hàng, website, phương thức kinh doanh, cách họ chăm sóc, thuyết phục khách hàng, USP của đối thủ là gì,…. để vận dụng một cách khéo léo vào thương hiệu của mình.
3. Đâu sẽ là USP của doanh nghiệp?
Ở đây, bạn phải trả lời được câu hỏi: “Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm của bạn giữa hàng ngàn sản phẩm ngoài kia?” Hay nói cách khác, bạn cần phải xác định rõ ràng điểm độc nhất của sản phẩm. Đó có thể là về mức giá, về chất lượng sản phẩm, về chế độ bảo hành,….. Lựa chọn thật kỹ càng vì đây chính là yếu tố sẽ giúp bạn ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng đấy.
Hãy nhớ rằng USP không phải là một khẩu hiệu nhưng một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt toàn bộ USP đầy đủ trong một câu để làm cho nó có tác động và tiêu hóa.Mục đích của USP là trả lời một câu hỏi: “Tại sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng của bạn?”. Một USP thành công có thể chỉ là một vài từ (như slogan) hoặc một đoạn văn. Số lượng từ không quan trọng, miễn là bạn nắm bắt và nêu rõ lời hứa cho khách hàng, giúp bạn bạn khác biệt và tạo nên sự mong muốn. Muốn xác định USP, hãy bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường. Bước đầu tiên để thiết lập kết nối mạnh mẽ với khách hàng là tìm hiểu điều gì thúc đẩy quyết định mua hàng của họ và những gì họ quan tâm. Cuối cùng là chọn lựa cho mình một đặc điểm nổi bật nhất. |
Điểm nhanh một vài ví dụ về USP của nhãn hàng
Để có cái nhìn rõ hơn về USP của doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo một số chiến dịch của các nhãn hàng vô cùng thành công dưới đây.
1. DeBeers: “Kim cương là mãi mãi”
Khởi nguồn của slogan này là từ năm 1948 nhưng đến nay nó vẫn được thương hiệu sử dụng hiệu quả một cách rộng rãi. DeBeers đã chỉ ra rằng một viên kim cương khó có thể phá vỡ, nó sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian, chính vì vậy thương hiệu đã truyền thông kim cương chính là hiện thân của một tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.
Nhờ câu chuyện truyền thông, sản phẩm nhẫn kim cương đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các cặp đôi vào ngày đính hôn. Và khẩu hiệu này cùng trở thành khẩu hiệu quảng cáo tốt nhất thế kỷ 20 khi chứa đừng USP hoàn hảo để nhãn hàn gây được ấn tượng mạnh với khách hàng.
2. Trung nguyên: “Cà phê năng lượng – Cà phê đổi đời”
Có lẽ Trung Nguyên không còn xa lạ gì với chúng ta nữa rồi. Ra mắt hơn 22 năm với danh xưng thương hiệu cafe số 1 Việt Nam, Trung Nguyên đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Không dừng lại ở đấy thương hiệu này còn xuất khẩu cafe ra hơn 80 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Thành công lớn như vậy cũng là nhờ USP “Cà phê năng lượng – Cà phê đổi đời” Luôn đặt triết lý tôn vinh những hạt cafe, khẳng định cafe chính là nguồn năng lượng tạo cảm hứng cho cuộc đời đổi thay. Việc khéo léo trong cách truyền tải điểm mạnh thương hiệu đã giúp ông lớn thu về được thành công như hiện nay.
3. Third Love: “Chúng tôi có mọi kích cỡ dành cho bạn”
Thế giới đồ nội y bao la rộng lớn, nếu không có yếu tố gì nổi trội chắc chắn bạn sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được. Nắm bắt được điều đó, thương hiệu này đã đưa ra một USP vô cùng thuyết phục phái đẹp rằng: “Chúng tôi có mọi kích cỡ dành cho bạn”. Đến với Third Love chắc chắn bạn sẽ tìm được một loại kích thước ưng ý. Ngoài ra thương thiệu này còn khuyến khích khách hàng nên thử các mẫu có sẵn trước khi đưa ra quyết định mua.
Luôn có những gì bạn cần, luôn hỗ trợ tốt nhất đã giúp thương hiệu ngày càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi.
Như vậy là Blog.dammaynho.com đã vừa chia sẻ về khái niệm USP là gì cũng những ví dụ thực tế. Hy Vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ. Chúc bạn thành công.
>>> Khái niệm Case Study và cách mà doanh nghiệp ứng dụng trong Marketing