Khi có cơ hội áp dụng kiến thức của mình, bài học sẽ trở nên thực tế hơn nhiều và Case study là một cách tuyệt vời để thực hành hay áp dụng các khái niệm mới. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp. Vậy Case Study trong Marketing là gì, các doanh nghiệp đã áp dụng chúng như thế nào? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Khái niệm Case Study
Nói về định nghĩa Case study, có thể lý giải đơn giản nó là một phương pháp nghiên cứu sự việc thực tế dựa trên các tình huống cụ thể nào đó. Để phân tích được các tình huống giả định đó thì cần dựa trên những lý thuyết ở thực tế hoàn toàn có thật. Cách viết Case Study góp phần đưa lượng kiến thức đến với thị trường trên khắp thế giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Khi nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, case study giống như một bản tổng hợp thông tin, hoặc tình huống của một doanh nghiệp. Case study chứa đựng các thông tin từ khi doanh nghiệp được thành lập cho đến thời điểm hiện tại, cùng với số liệu và tình hình tài chính, nhân sự, marketing, các bộ phận khác của doanh nghiệp.
Về giáo dục, vì vị trí của Case Study thường được coi là nằm giữa lí thuyết và thực tế, Case Study là cách thức tối ưu nhất để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức lí thuyết và nó là phương pháp học được áp dụng phổ biến tại cái trường đại học kinh doanh hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, M.I.T.
Top những Case Study hay trong Marketing các Marketer nên học hỏi
Để lan tỏa rộng rãi hơn hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đang thực hiện rất nhiều chiến dịch truyền thông thành công. Điển hình có thể kể đến các Case Study dưới đây:
1. Case Study “Real Beauty Sketches” của Dove
Nhắc đến một Case Study thành công chạm được đến cảm xúc của phụ nữ trên toàn thế giới không thể không kể đến chiến dịch “Real Beauty Sketches” vào đầu năm 2013 của Unilever. Mục tiêu cốt lõi của chiến dịch này là khơi dậy niềm tự hào và sự tự tin cho phụ nữ về ngoại hình của họ.
Ở chiến dịch này, ông lớn Unilever đã thực hiện một bộ phim ngắn trong đó Gil Zamora, một họa sĩ phác thảo được đào tạo bởi FBI, được chứng kiến quá trình vẽ hai bức chân dung của phụ nữ. Một bức chân dung mô tả cách những người phụ nữ nhìn bản thân họ, trong khi bức vẽ còn lại mô tả cách người lạ nhìn họ.
Sau đó, những bức chân dung này được đặt cạnh nhau để so sánh. Có sự khác biệt dễ nhận thấy trong cả hai bản phác thảo. Các bản phác thảo theo mô tả của những người lạ lại hấp dẫn hơn. Unilever muốn truyền tải một thông điệp đơn giản đến phụ nữ chính là “Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ”.
Sau khi đăng tải, chiến dịch này đã nhận được rất nhiều thành quả tích cực như: 114 triệu người dùng đã xem trong tháng đầu phát hành đồng thời dự án đã chạm đến người tiêu dùng của 110 quốc gia. Như vậy có thể thấy
2. Canvas of Pride – Tự hào Made In Vietnam – Biti’s
Khi mà COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, không quốc gia nào tránh khỏi những hệ lụy của nó, xu hướng ủng hộ tiêu dùng nội địa (domestic consumption) sẽ thành xu thế ở mọi quốc gia, và đương nhiên không ngoại lệ ở Việt Nam: Người tiêu dùng Việt sẽ ủng hộ hàng Việt.
Sự tự hào về quốc gia chưa bao giờ đạt được mức cao đến thế trong 10 năm qua ở toàn bộ các tầng lớp xã hội. Chính thời điểm khủng hoảng này lại là cơ hội để những giá trị tích cực và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam toả sáng rực rỡ, trong chính lòng tự tôn của mỗi người dân, và trong sự đánh giá của bạn bè quốc tế. Việt Nam – một đất nước nhỏ – đã vững vàng đứng lên, và cả thế giới đã “ngả mũ” thán phục, với những câu chuyện về sự sáng tạo, lòng nhân ái, nghị lực, tiềm năng và sự lạc quan #MadeinVietnam.
3. Nike Dream Crazier – Những bóng hồng điên rồ – Nike
Nhằm kỷ niệm 30 năm ra đời thông điệp “Just do it”, Nike ra mắt chiến dịch ‘Dream Crazier’ để tái khẳng định sự ủng hộ đối với phái nữ cho việc “tự tin làm điều mình thích”, cho dù bị gọi là “điên rồ”. Chiến dịch này ra đời góp phần khích lệ tinh thần và tạo động lực cho các vận động viên nữ người Mỹ tham gia sự kiện World Cup do FIFA tổ chức tại Pháp, mùa hè năm 2019.
Cũng nhờ Nike Dream Crazier, Nike đã đem về giải Gold Lion hạng mục Social & Influencer Cannes, khẳng định triết lý “Just do it” của mình trong 30 năm qua và sẽ còn tiếp tục lan toả trong những năm tới.
4. Pandora và câu chuyện xây dựng Brand Awareness trên Facebook
Vào năm 2017, để tăng mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường nước Đức, đồng thời Pandora cũng muốn thử nghiệm xem liệu rằng quảng cáo dưới hình thức video có hiệu quả so với các hình thức quảng cáo khác trên Facebook không, họ đã chuẩn bị một video quảng cáo thành công trên TV và áp dụng nó vào nền tảng Facebook.
Quảng cáo này đã được cắt xuống thành phiên bản có thời lượng 15 giây có nội dung là một người phụ nữ nhận dây chuyền thương hiệu Pandora từ người bạn đồng hành thân thiết. Video này cũng được crop thành hình vuông để vừa với màn hình điện thoại. Sau đó Pandora chạy quảng cáo target tới tập đối tượng là người Đức với độ tuổi từ 18 đến 50. Nơi xuất hiện quảng cáo là trên newsfeed dưới dạng in-stream video ad.
Dựa theo kết quả thu thập được, chiến dịch quảng cáo video này đã giúp nâng brand sentiment, chỉ số sắc thái thương hiệu, lên với 10 điểm ưa thích. Pandora không nhắc cụ thể là việc đo lường như thế nào nhưng họ có lưu ý rằng sự gia tăng trong sự ưa thích này nghĩa là có nhiều khách hàng thích sản phẩm của thương hiệu họ hơn so với các hãng trang sức khác.
Về mặt tài chính, thì sau chiến dịch chỉ số ROI gia tăng 61% trong việc mua hàng và 42% gia tăng trong số lượng new buyers.
5. Case Study The Man Your Man Could Smell Like” của Old Spice
Nếu chúng ta phải trao vương miện cho ngôi vị “Vua của viral marketing” thì chắc chắn nhãn hàng Old Spice sẽ nhận được nó vì họ đã có một chiến dịch marketing rất độc đáo và hài hước. Vào năm 2010, công ty này đã khởi động một chiến dịch marketing hoành tráng mang tên “The Man Your Man Could Smell Like” với sự tham gia của Isaiah Mustafa – cựu vận động viên NFL (National Football League giải đấu bóng bầu dục danh cho nam giới tại Mỹ).
Hình ảnh chính trong đoạn video là một người đàn ông rắn chắc điển trai quấn khăn tắm bán thân trong phòng tắm. Anh thuyết phục người xem nữ mua sản phẩm dầu tắm Old Spice cho người đàn ông của họ để có thể trở nên hấp dẫn giống như anh, hoặc ít nhất là có mùi quyến rũ như anh.
Mục đích của quảng cáo này đặc biệt ở chỗ: làm cho nó hấp dẫn đối với phụ nữ – Những người sau đó sẽ thúc giục nam giới mua Old Spice. Đoạn video vừa “phá đảo” Youtube với hơn 54 triệu lượt xem và vẫn đang tiếp tục tăng. Vài tháng sau, 200 video ngắn đã được công ty Marketing Wieden + Kennedy thực hiện với Mustafa.
Viral marketing không hề dễ dàng đối với bất kỳ marketers hay nhãn hàng nào. Bạn phải suy nghĩ thấu đáo để biến nó thành hiện thực. Bên cạnh đó, không có gì đảm bảo rằng nó sẽ “viral”. Vậy nên trước khi đưa ra những quyết định truyền thông, bạn nên tham khảo nhiều Case Study đạt được nhiều thành công nhé. Chúc bạn thành công.