Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng. Những doanh nghiệp nhỏ thực sự sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “đua” về quy mô khách hàng và ngân sách marketing với các ông lớn trong ngành. Họ chỉ còn duy nhất một vũ khí để đối chọi trong cuộc chiến thương trường không khoan nhượng: Thương hiệu Mạnh.
Vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh đây? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thương hiệu mạnh là gì?
Một doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc họ sở hữu sự nhận thức mạnh mẽ từ người tiêu dùng. Một thương hiệu mạnh sẽ:
- Nhận được nhiều phản ứng tích cực từ cộng đồng và khách hàng
- Nhắc đến sản phẩm, dịch vụ, ngành hàng liên quan sẽ luôn xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng
Thương hiệu mạnh không phải một sự vật hữu hình, nó được hình thành từ sâu trong nhận thức của những ai từng có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm và đánh giá những sản phẩm hay giá trị mà thương hiệu mang lại. Và tất nhiên những sản phẩm hay trải nghiệm mà doanh nghiệp mang đến đều phải đảm bảo chất lượng tốt, uy tín. |
Quy trình xây dựng thương hiệu mạnh
Muốn tạo ra một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phải đưa thương hiệu lên vị thế hàng đầu. Nhưng làm thế nào mới nâng tầm để trở thành một thương hiệu mạnh. Xây dựng thương hiệu chính là để trả lời cho câu hỏi: Khách hàng sẽ ghi nhớ thương hiệu của bạn như thế nào nào? Và bạn muốn khách hàng liên tưởng đến thương hiệu ra sao?
Để sở hữu cho mình lợi thế về Brand, bạn hãy thực hiện theo quy trình 6 bước sau:
Bước 1: Xây dựng tệp khách hàng trọng tâm
Nền tảng của một thương hiệu thành công, đó chính là dành được sự ủng hộ từ những khách hàng trọng tâm – đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ tập trung và đầu tư sức lực nhiều nhất để giữ gìn và mở rộng phát triển.
Rõ ràng một điều, thương hiệu của bạn sẽ chẳng thế nào bao quát 100% toàn bộ khách hàng trong một thị trường. Chính vì vậy, một doanh nghiệp thông minh sẽ thường thực hiện đánh chiếm vào thị trường ngách, thu hẹp phạm vi đối tượng “thượng đế” mình phục vụ, liệt kê toàn bộ những đặc tính mà họ có, và truyền tải toàn bộ thông điệp phù hợp tới họ.
Chính vì vậy hãy phân tích và xây dựng cho mình một bản chân dung khách hàng trước khi bắt đầu xây dựng.
Bước 2: Thương hiệu sẽ mang sứ mệnh gì?
Nike nổi tiếng với khẩu hiệu “Just Do It”, tuy nhiên ít ai biết được sứ mệnh của thương hiệu Nike chính là: “Truyền cảm hứng và động lực sáng tạo tới mọi vận động viên trên toàn thế giới”. Sự vận động và sáng tạo chính là kim chỉ nam để phấn đấu, giúp những người làm việc trong lĩnh vực thể thao có thể tiến những bước tiến mạnh mẽ về phía trước.
Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu giá trị mà họ mong muốn đem lại cho khách hàng để từ đó xây dựng từng đặc điểm một: Logo, ích cách, hoạt động truyền thông,….
Bước 3: Tìm hiểu về các thương hiệu khác
Khảo sát chi tiết về các đối thủ sẽ giúp bạn nhận ra điểm khác biệt nổi bật của bản thân. Tập trung vào nó bạn sẽ giành chiến thắng. Nên tìm chọn lọc ra từ 3 – 5 đối thủ để phân tích, rút ra bài học từ đó xây dựng thương hiệu cho mình.
Bước 4: Tạo dựng Logo và Slogan cho thương hiệu
Ấn tượng đầu tiên của khách hàng không phải về sứ mệnh, nội dung,… mà chính là Logo và bộ nhận diện thương hiệu. Trong quá trình thiết kế, cần phải lưu ý:
- Ý nghĩa và ứng dụng của Logo
- Tông màu.
- Typography
- Thiết kế icon.
- Ứng dụng hình ảnh
- Các yếu đề liên quan tới thiết kế web.
Bước 5: Xây dựng thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải
Mỗi thương hiệu khi xây dựng và phát triển cần phải định hình cho mình những tính cách và phẩm chất riêng biệt. Khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi giao tiếp với một con người có đầy đủ những tính cách và phẩm chất đặc thù, chứ không phải giao tiếp với một cái máy vô hồn, không hơn không kém.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải định hình cho mình sẵn thông điệp rõ ràng mà họ muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp có ý nghĩa này sẽ theo doanh nghiệp đi xuyên suốt tất cả các chiến dịch và nỗ lực marketing của doanh nghiệp trong tương lai.
Bước 6: Tạo sự chuyên nghiệp ở tất cả các điểm chạm với khách hàng
Một thương hiệu mạnh sẽ luôn chú trọng đến mọi điểm tiếp xúc với khách hàng. Như, vừa bước chân vào văn phòng, khách hàng và đối tác đã thấy logo và màu sắc bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn ở khắp mọi nơi. Nhân viên ai cũng mặc đồng phục có in logo của doanh nghiệp. Khách hàng vừa mua một chiếc áo của thương hiệu, nhân viên nhanh chóng gói chiếc áo vào cái túi cho in logo của doanh nghiệp.
Thương hiệu – một khái niệm trừu tượng – không đơn giản chỉ là chiếc logo hay vài ba chiến dịch quảng cáo, nó còn rộng hơn vậy. Làm sao để từng bước phát triển giá trị thương hiệu mạnh không phải là một công việc đơn giản, có thể thực hiện một sớm một chiều. Vậy nên hãy kiên trì từng bước một, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công.
>>> Marketing du kích (Guerrilla marketing) – Những ý tưởng độc đáo nhất