Đối với những người đang làm marketing, Music Marketing chắc hẳn là khái niệm không còn xa lạ. Hình thức tiếp thị này được đánh giá như chất xúc tác giúp doanh nghiệp gắn kết, tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Âm nhạc chính là ngôn ngữ tuyệt vời nhất để truyền tải thông điệp một cách trọn vẹn tới trái tim người dùng.
Vậy Music Marketing là gì, nó gắn kết với doanh nghiệp như thế nào? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Music Marketing (Tiếp thị âm nhạc) là gì?
Ngay từ tên gọi, bạn cũng có thể biết được rằng Music Marketing là hình thức marketing tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu bằng việc sử dụng âm nhạc. Nhiều doanh nghiệp ứng dụng loại hình này trong chiến lược truyền thông và đã đạt được nhiều thành quả đáng mong đợi. Khách hàng được truyền thông theo cách mới sẽ tăng khả năng ghi nhớ sản phẩm, thương hiệu hơn.
Music Marketing gắn kết khách hàng với doanh nghiệp như thế nào?
Nhịp sống thay đổi và trở nên bận rộn hơn, Music Marketing khá lý tưởng cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng hình thức quảng cáo qua âm thanh. Theo một khảo sát từ Havas Media Group, tỷ lệ người dùng đánh giá âm nhạc có thể nâng cao giá trị thương hiệu là 73%. Âm nhạc có tiềm năng trở thành con át chủ bài gắn kết khách hàng và doanh nghiệp.
CEO BrandBeats Music Marketing – Lê Tấn Thanh Thịnh cũng đã từng chia sẻ: “Khi khách hàng tiếp xúc với thương hiệu thông qua cấu trúc ngữ âm, họ sẽ có thiện cảm và sinh ra nhiều cảm xúc tích cực hơn. Hiệu ứng này giúp nâng cao tỷ lệ chọn mua sản phẩm và đánh giá của khách hàng về nó”. Âm nhạc chính là liều thuốc cho cảm xúc được thoải mái và thăng hoa, từ đó dần xây dựng và nâng cao tình yêu thương hiệu hơn.
Một case study minh họa trực quan cho hiệu quả Music Marketing doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy như bài hát “Đi để trở về” do ca sĩ Soobin Hoàng Sơn trình bày. Khách hàng sẽ nhớ ngay đến thương hiệu giày Bitis, thậm chí họ có thể không lưu lại trong tâm trí về logo sản phẩm, nhưng chắc chắn khi ngâm nga giai điệu, họ chắc chắn nghĩ đến Bitis.
Điển hình cho chiến dịch Music Marketing ấn tượng trên thế giới không thể bỏ qua quảng cáo iPod Nano cùng bản hit “1,2,3,4”. Ngay khi Apple tung ra vào giữa tháng 9 năm 2007, đã có đến 73000 lượt tải, trên Hot Digital Songs, “1,2,3,4” xếp hạng hit ở vị trí thứ 7. Trên các nền tảng, lượng người tìm kiếm iPod, Nano, 1234 có xu hướng tăng lên vượt trội. Và khi đến tận 10 năm sau, hiệu quả vẫn còn được chứng minh và khi nhắc đến iPod Nano, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến “1,2,3,4”.
Hay thời gian gần đây nhất tại Việt Nam nổi lên MV “Hơn cả yêu” (Đức Phúc) được Tiki tài trợ. Trong bản Music Marketing này, chúng ta có thể nhận thấy nhãn hàng này đang truyền tới khách hàng những thông điệp là thế mạnh của họ: giao hàng nhanh chóng, vận chuyển mọi nơi ở bất cứ đâu, Cách tiếp cận khách hàng mục tiêu nhẹ nhàng mà không phô trương này cũng khá phù hợp cho nhiều loại hình doanh nghiệp áp dụng được.
4+ tips triển khai kế hoạch Music Marketing nâng cao hiệu quả
1. Xác định chính xác khách hàng mục tiêu
Với điều kiện nghe có chọn lọc như hiện nay, áp dụng Music Marketing không phù hợp, bội thực quảng cáo là vấn đề chắc chắn xảy ra. Giữa nhiều hình thức marketing khác nhau, doanh nghiệp cần xác định chính xác tệp khách hàng mà mình hướng tới. Như vậy mới có thể đánh vào đúng tâm lý của họ, đưa ra sản phẩm âm nhạc mang tính độc đáo, thu hút tạo dấu ấn.
2. Chiến dịch Music Marketing đảm bảo cả tính nghệ thuật và thương mại
Nếu chỉ nhằm mục đích bán hàng mà dùng âm nhạc marketing đến khách hàng quá nhiều, nó có khả năng không phát huy được tối ưu hiệu quả và gây cản trở việc tiếp cận người mua.
Vì thế, khi lựa chọn nghệ sĩ đầu tư cho chiến dịch Music Marketing của mình, tiêu chí nổi tiếng không phải là yếu tố chiếm trọng số cao nhất. Hãy ưu tiên tìm kiếm người có giá trị tương đồng, phong cách rõ nét để có thể truyền tải được thông điệp sản phẩm tốt nhất. Nghệ sĩ chính là nhân vật cộng hưởng giúp nhãn hàng của doanh nghiệp tỏa sáng hơn nữa.
3. Tiếp cận người nghe với giai điệu dễ nhớ, quen thuộc
Thời lượng cho một quảng cáo Music Marketing là không giới hạn, đó có thể là 15 giây, 45 giây, 1 phút, 5 phút hay dài hơn nữa. Việc sử dụng những giai điệu dễ nhớ sẽ đi sâu hơn vào tiềm thức khách hàng. Nhờ vậy tiếp cận được đối tượng mục tiêu mình hướng đến hiệu quả hơn.
4. Kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và hình ảnh khi thực hiện Music Marketing
Hình ảnh là thứ đầu tiên gây ấn tượng và thu hút khách hàng nhất khi tiếp xúc với quảng cáo. Vì thế không chỉ đầu tư về âm thanh mà hình ảnh cũng cần chất lượng, sáng tạo mới cạnh tranh được với đối thủ, gây ấn tượng cho khách hàng.
Muốn Music Marketing trở thành chất xúc tác gắn kết khách hàng mạnh mẽ, doanh nghiệp nên khéo léo lồng ghép các yếu tố thương hiệu trong video của mình vừa đủ. Đối tượng bạn hướng đến sẽ được nghe và nhìn, nâng cao hiệu quả truyền thông tối ưu hơn.
Có 2 hình thức Music Marketing là Music Brand và Viral Music Video. Hãy xác định định dạng nội dung tiếp thị âm nhạc muốn hướng tới, nắm bắt đúng insight người nghe. Bên cạnh đó, chiến lược cần được chú trọng đầu tư bài bản, duy trì một thời gian dài mới thấy được hiệu quả của nó rõ hơn.
Sử dụng Music Marketing trong các chiến lược truyền thông là chất liệu mà ngày càng nhiều thương hiệu có tên tuổi hướng đến. Doanh nghiệp cần sáng suốt để thích nghi và tìm được hướng đi tiếp thị phù hợp cho các chiến dịch của mình, mục đích hướng đến là tận dụng âm nhạc làm chất xúc tác tiếp cận đến khách hàng.
>>> Traditional Marketing có còn hiệu quả với doanh nghiệp hay không?