Việc tối ưu các loại chi phí là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hôm nay Blog.dammaynho.com sẽ giới thiệu mô hình Lean – Phương pháp giảm bớt chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp hữu hiệu nhất.
Mô hình Lean – Phương pháp giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Bản chất của mô hình LEAN tập trung trung vào việc loại bỏ lãng phí trong doanh nghiệp, nỗ lực cải tiến gia tăng giá trị cho khách hàng nên phạm vi và đối tượng. Có thể ứng dụng LEAN không còn gói gọn trong doanh nghiệp và thị trường kinh doanh nữa. Thay vào đó, mọi lĩnh vực, ngành nghề cung cấp sản phẩm/ dịch vụ như: bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, cơ quan hành chính, du lịch,… đều áp dụng được LEAN.
Có thể nói, mô hình Lean chính là yếu tố vô cùng hữu hiệu giúp:
Cải thiện năng suất: Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Với các phương pháp loại bỏ lãng phí không cần thiết trong quy trình làm việc, quy trình sản xuất đã giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất từ đó cải thiện năng suất, doanh số của doanh nghiệp lên đáng kể.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Mô hình này vô cùng chú trọng đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối ưu sản phẩm lỗi khi mà nó khuyến khích người lao động giám sát chất lượng từng sản phẩm mọi lúc. Điều này cũng giúp doanh nghiệp gia tăng hơn sự hải lòng của khách hàng.
Mang đến động lực cho nhân viên: Theo Đại học Berkeley ở California cho biết, khi ứng dụng chiến lược sản xuất tinh gọn thành công, người lao động sẽ được trao quyền tham gia vào cải tiến chất lượng sản phẩm, điều đó thúc đẩy tinh thần cống hiến trong họ.
Cắt giảm chi phí tồn kho: Một phần khiến các doanh nghiệp muốn ứng dụng mô hình Lean vào doanh nghiệp chính là bởi nó giúp giảm đáng kể lượng chi phí tồn kho của các nguyên liệu thô đầu vào, bán thành phầm và thành phẩm. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc có thể tiết kiệm được chi phí thuê nhà kho, nhân công
Các nguyên tắc khi áp dụng mô hình Lean cho doanh nghiệp
Mô hình Lean ra đời từ hệ thống sản xuất của Toyota (Nhật Bản) vào những năm 1950. Với hiệu quả tuyệt vời, cho đến nay vẫn được các doanh nghiệp chọn lựa. Tuy nhiên để thực hiện tốt mô hình Lean cần nắm rõ những nguyên tắc sau:
1. Nhận thức về sự lãng phí
Hiện tại, công ty bạn đang có ưu thế là gì, có những điều gì đang làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc? Đây là những điều mà doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng hận thức về những gì đang có ưu thế và những gì không làm tăng giá trị cho khách hàng hoặc cho bản thân doanh nghiệp. Bất kỳ vật liệu, quy trình nào không đóng góp vào việc tăng giá trị thì tốt nhất nên loại bỏ ngay.
2. Chuẩn hóa quy trình làm việc
Để nâng cao hiệu suất làm việc, mô hình Lean yêu cầu các doanh nghiệp tối ưu nhất các quy trình cho từng công đoạn sản xuất. Trong đó bao gồm hướng dẫn chi tiết trình tự, thời gian và kết quả cho tất cả các thao tác để công nhân thực hiện theo đúng.
3. Nguyên tắc dòng chảy liên tục
Triển khai một dòng chảy liên tục trong công việc, loại bỏ những điểm “Thắt cổ chai”, sự giá đoạn hoặc chờ đợi chính là yếu tố vô cùng quan trọng tỏng mô hình này. Để đạt được điều này, các công đoạn cần được thao tác một cách trơn tru, không bị dừng, chờ các quy trình khác.
4. Nguyên tắc sản xuất kịp thời
Nguyên lý sản xuất kịp thời trong mô hình Lean chính là việc hướng đến sản xuất những sản phẩm được yêu cầu, không sản xuất hàng loạt dẫn đến việc hàng hóa bị tồn kho. Ở đây các sản phẩm cũng sẽ được kiểm tra một cách kỹ càng, ngay khi phát hiện có lỗi sai, các công nhân có thể trực tiếp loại bỏ.
5. Liên tục cải tiến các dòng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm hàng hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Từng sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng một cách kỹ càng. Tuy nhiên điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.
Nhìn chung, nhìn nhận lãng phí là bước tưởng đơn giản khi làm nhưng khi bắt tay làm thì không dễ để nhận diện hết được do thường “quen mắt”, mặc định là hiển nhiên phải như vậy. Việc áp dụng những công cụ khác trong LEAN cũng tương tự, khi làm 5S, nhiều người cho là đơn giản nhưng lại làm một cách hết sức hình thức (sàng lọc không triệt để, sắp xếp không nghiên cứu cách thức vận hành, làm vệ sinh mà không loại bỏ các nguyên nhân gây bẩn từ gốc…) không đem lại hiệu quả vận hành và chỉ làm theo phong trào, không duy trì được.
Để có thể thực hiện tốt LEAN trong dài hạn, người làm LEAN cần am hiểu tận tường; thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới, bài học kinh nghiệm từ các chuyên gia và các doanh nghiệp đã thực hiện thành công. Từ đó, xây dựng hệ thống LEAN phù hợp với doanh nghiệp tránh bắt chước. Chúc bạn thành công!
>>> Định nghĩa mô hình 5C là gì? Mô hình 5C trong Kinh doanh