Định nghĩa mô hình 5C trong Kinh doanh

Trên “hành trình” kinh doanh, mô hình kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Song không phải mô hình nào cũng tối ưu, hiệu quả. Hiểu được điều đó, Blog.dammaynho.com sẽ giới thiệu cho bạn một mô hình kinh doanh được đánh giá vô cùng cao, áp dụng trong các chương trình giảng dạy, đào tạo MBA – Mô hình 5C trong kinh doanh

Mô hình 5C trong kinh doanh

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” Quả đúng là như vậy, trước khi xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu với các mục tiêu đầy tham vọng, chúng ta cần có sự thấu hiểu mình, về sản phẩm, môi trường hay đối thủ,… Lấy tiền đề từ đó, mô hình 5C trong kinh doanh đã ra đời.

Mô hình 5C trong kinh doanh chính là viết tắt của các yếu tố: Company, Customer, Competitors, Collaborators và Climate.

1. Climate trong mô hình 5C

Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến trong mô hình 5C chính là Climate – Môi trường kinh doanh. Đây được xem là yếu tố chủ chốt để phát triển các ngành hàng. Ở đây, bạn cần lưu tâm đến 3 điều quan trọng:

  • Nắm bắt về thị trường, thời cơ: Các quyết định cần được đưa ra một cách khách quan dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng về thị trường, liệu nó có đang bị tác động bởi các yếu tố chính trị hay xu hướng nào hay không. Từ đó nhận biết thời điểm này có thích hợp để bạn tham gia kinh doanh chưa?
  • Đàm phán: Với sự đàm phán tốt, bạn có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng, đối tác cùng nhau phát triển đi lên.
  • Công nghệ: Công nghệ thông tin đã và đang phát triển như vũ bão. Việc dự báo trước được xu hướng phát triển của internet có thể mang lại cơ hội ngàn vàng cho bạn, hoặc cũng có thể sát hại công ty bạn bất kì lúc nào.  Tuy nhiên nếu bạn đánh giá sai về bối cảnh thay đổi của internet khi cho rằng người tiêu dùng đã sẵn sàng cho việc mua hàng online thì chắc chắn sẽ gặp thất bại.
Mô hình 5C trong kinh doanh

Dù là yếu tố nào, bạn cũng cần phải có cái nhìn thấu đáo về hiện trạng, bối cảnh rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng của mình.

2. Customers – Yếu tố khách hàng trong mô hình

Thấu hiểu khách hàng mục tiêu vào thời điểm hiện tại và xu hướng chuyển dịch của họ trong tương lai luôn là điều mà các doanh nghiệp hướng đến. Hiểu chính xác những gì họ cần để đáp ứng sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng của mình chính là điều là mô hình 5C trong kinh doanh muốn nói.

Mô hình 5C trong kinh doanh

Có 4 cách tiếp cận để thấu hiểu khách hàng của mình:

  • Về nhân chủng học: Độ tuổi, thu nhập, trình độ nhận thức, giới tính…
  • Theo khu vực địa lý: Họ ở đâu? tỉnh thành, quận huyện nào?
  • Theo thói quen tiêu dùng: Họ hay mua hàng ở đâu, tìm hiểu thông tin qua kênh nào? Mua hàng nhiều hay ít trong một lần, trị giá hoá đơn mua hàng trên mỗi lần là bao nhiêu? Có bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch giảm giá hay không? Giá trị thực sự họ tìm kiếm ở sản phẩm thời trang là gì?
  • Theo tâm lý: Họ là con người có tính cách và đặc điểm như thế nào? Là người nguyên tắc, bảo thủ hay hướng ngoại, thích hoạt động xã hội hay là người đam mê của cải, yêu thích sự thành công về tài chính?

Càng xác định khách hàng mục tiêu chi tiết bao nhiêu, càng giúp doanh nghiệp hiểu và đưa ra những chiến lược đúng đắn bấy nhiêu.

Mô hình 5C trong kinh doanh

3. Collaborators – Đối tác trong mô hình 5C

Doanh nghiệp của bạn đang có những đối tác nào? Có phải là những nhà đại lý,nhà phân phối cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích hoàn thiện sản phẩm vốn có của công ty.

Ở đây, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng tất cả những việc cần thực hiện, nắm được các yêu cầu khi chọn đối tác kinh doanh: Khả năng, nguồn lực, hiệu quả,… để chọn lựa điểm phù hợp nhất cho doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với chữ C thứ 3 trong mô hình 5C này.

Mô hình 5C trong kinh doanh

4. Competitors – Đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định các doanh nghiệp trong thị trường cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp bạn và đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định trước.

Ngoài ra, việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong mô hình 5C tốt sẽ giúp bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình và đối thủ cạnh tranh thông qua con mắt của khách hàng. Từ đó xác định điều bạn có thể cải thiện.

Mô hình 5C trong kinh doanh

Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn: 

  • Tiết lộ thông tin thích hợp về độ bão hòa của thị trường, cơ hội kinh doanh và các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong ngành. 
  • Biết khách hàng nhìn nhận bạn như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
  • So sánh doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để xem doanh nghiệp có thể cải thiện ở đâu và tận dụng thị trường ngách nào.

5. Company – Mô hình 5C không thể bỏ qua yếu tố này

Mộ trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng chiến lược doanh nghiệp phù hợp đó là “Thấu hiểu doanh nghiệp”. Bạn cần nắm rõ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công việc kinh doanh của mình cũng như chiến lược, năng lực, sản phẩm, công nghệ, văn hóa hay các mục tiêu. Việc hiểu rõ về công ty sẽ giúp bạn tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình so sánh với đối thủ cạnh tranh; từ đó tìm kiếm các chiến lược tấn công để giành giật thị phần hoặc phòng thủ để bảo vệ thương hiệu.

Mô hình 5C trong kinh doanh

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về mô hình 5C này. Blog.dammaynho.com hy vọng rằng bạn có thể tìm kiếm được nhiều ý tưởng kinh doanh lý thú để giúp doanh nghiệp vươn tầm trong khoảng thời gian sắp tới. Chúc bạn thành công.

>>> Hiểu đúng về Brand awareness để đưa ra những chiến thuật đúng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *