Hiểu đúng về Brand awareness để đưa ra những chiến thuật đúng

Giữa hàng ngàn các thông tin ngoài kia, làm thế nào để khách hàng biết và nhớ đến sản phẩm của bạn? Tại sao khi nhắc đến nước giải khát người ta lại nghĩ ngay đến Coca cola thay vì các loại đồ uống khác. Tất cả đều nhờ Brand awareness. Vậy Brand awareness là gì, lợi ích hay cách lên chiến lược ra sao. Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Brand awareness

Khái niệm Brand awareness

Brand awareness hay còn gọi là nhận diện thương hiệu chính là mức độ quen thuộc, khả năng ghi nhớ của khách hàng với những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đã truyền tải đến khách hàng mục tiêu. Brand awareness được phân chia thành 3 cấp độ:

  1. Brand recall: Cấp độ mà chỉ cần bạn gợi nhắc những chi tiết liên quan là bạn có thể nhớ về sản phẩm hay dịch vụ của họ.
  2. Brand recognition: Ở đây, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra điểm mạnh và phân biệt sản phẩm của bạn với những loại sản phẩm khác đang có trên thị trường.
  3. Top of Mind: Cấp độ cao nhất, họ sẽ luôn nhớ về thương hiệu của bạn và cũng sẵn sàng chi cho sản phẩm đó.

Nói một cách dễ hiểu, khi bạn nhắc đến các loại laptop, ở cấp độ 1 bạn sẽ lập tức nhớ đến các cái tên như: Dell, HP, Mac-book,…. Nếu như Brand awareness được xây dựng mạnh hơn, bạn có thể phân biệt giữa các dòng máy tính này: Dell gắn liền với độ bền, cấu hình tốt, HP với thiết kế nhỏ gọn đẹp mắt và Mac là dòng chi phí tương đối cao, đẹp mắt và bền bỉ,…… Còn nếu bạn dã và đang sử dụng Iphone, cảm thấy rất hài lòng, tiện lợi,…. và bạn sẽ cân nhắc đến các dòng lap của quả táo cắn dở này thì chính là cấp độ 3 của nhận diện thương hiệu.

Brand awareness

Gia tăng Brand awareness, doanh nghiệp sẽ nhận được những gì?

Việc tăng độ nhận diện thương hiệu đòi hỏi một quá trình đủ lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện bền bỉ. Khi xây dựng Brand awareness đủ lớn, sẽ giúp đem lại:

  • Sự tin tưởng đối với nhãn hàng: sự tin tưởng vô cùng quan trọng trong quá trình ra quyết định của khách hàng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ rất lớn trong chiến dịch marketing, đội ngũ tư vấn bán hàng: Thay vì băn khoăn giữa các sản phẩm, họ có thể dễ dàng đưa quyết định nhanh chóng.
  • Tạo lên tài sản thương hiệu giá trị: Không chỉ mang đến lợi ích cho 1 sản phẩm mà còn tạo lòng tin cho tất cả các dòng sản phẩm. Mang lại giá trịnh canh tranh lớn.
Brand awareness
Theo khảo sát của Nielsen, có đến gần 60% người tiêu dùng thích mua những sản phẩm mới từ những thương hiệu quen thuộc, tạo lòng tin sẵn có cho họ. Do đó các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh. Vậy nên nếu muốn xây dựng thương hiệu phải tìm cách xây dựng những điểm độc đáo và khác biệt.

Cập nhật chiến thuật để gia tăng Brand awareness

Không quá bất ngờ khi các công ty hiện nay dồn rất nhiều nguồn lực để gia tăng Brand awareness. Điều này đã đưa ra rất nhiều các ý tưởng mới lạ trong việc quảng bá sản phẩm. Cùng xem ngay những chiến thuật để gia tăng Brand awareness mới nhất 2021 dưới đây nhé!

1. Luôn nhất quán khi xây dựng Brand awareness

Vừa kip ghi nhớ về thương hiệu, doanh nghiệp đã đổi màu sắc, thiết kế khác hay mỗi ngày một thiết kế chỉ khiến khách hàng rối chứ không kịp ghi nhớ? Thế nên, ngay từ đầu khi lên chiến dịch xây dựng Brand awareness, doanh nghiệp cần có sự nhất quán về màu sắc, tone chữ, đặc trưng, slogan,…..Có như thế mới dễ dàng tạo dấu ấn, khách hàng dễ ghi nhớ.

Cách mà nhiều doanh nghiệp tạo dấu ấn với khách hàng chính là việc tạo ra một câu chuyện cho thương hiệu của mình.

Brand awareness

Trích từ câu chuyện của Uber:  “Những điều tốt đẹp xảy ra khi mọi người có thể di chuyển, cho dù là đi trên khắp thị trấn hoặc hướng tới ước mơ của bạn. Cơ hội xuất hiện, mở ra, và trở thành hiện thực. Tất cả mọi thứ bắt đầu khi bạn nhấn nút để có một chuyến đi dẫn đến hàng tỷ khoảnh khắc kết nối con người trên khắp thế giới, đi đến mọi nơi bằng sự trợ giúp công nghệ của chúng tôi”.

2. Kết hợp với Influencer

Với những người đã có sẵn sự tin cậy, có khả năng tiếp cận được tếp khách hàng mục tiêu nhanh chóng, chả có lý do gì để không lựa chọn họ cả. Họ sẽ giúp bạn mang đến nguồn doanh thu lớn một cách nhanh chóng. Và việc của bạn là làm sao có thể phân tích chọn lựa những người ảnh hưởng phù hợp với doanh nghiệp, sản phẩm.

Brand awareness

3. Xây dựng Brand awareness không thể bỏ qua việc Remarketing

Thực tế việc Remarketing chính là củng cố hình ảnh, thông điệp tới khách hàng tiềm năng đã sử dụng hay tìm hiểu về các sản phẩm của bạn. Tuy nhiên vì lý do nào đó họ chưa sử dụng hay không lựa chọn lại lần thứ 2. Việc chăm sóc lại này sẽ giúp bạn tối ưu hóa lại nguồn data chất lượng dồng thời cũng tìm kiếm được các nguyên do để đưa ra những chiến thuật phù hợp nhất.

4. Tạo các chương trình tương tác với khách hàng

Bạn bè từng vô cùng thân thiết, thế nhưng một thời gian không tương tác nói chuyện cũng hóa thành người dưng. Với việc gia tăng Brand awareness cũng vậy. Bên cạnh các sự kiện tổ chức tương tác online, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến những hoạt động offline để kết nối gần hơn đến người tiêu dùng như: Tổ chức tài trợ cho các chương trình, tổ chức các hoạt động trò chơi, picnic, các cuộc thi,…..

Brand awareness

5. Xây dựng cộng đồng

Hãy thử nghĩ nếu như doanh nghiệp có thể xây dựng được một cộng đồng về sản phẩm sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn giống như cách mà ông lớn xiaomi:

  • Khách hàng có thể tương tác trao đổi với nhau
  • Lan truyền nhanh chóng thương hiệu qua Word Of Mouth
  • Tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm, doanh nghiệp

Cho đến nay, có thể thấy Xiaomi là hãng điện thoại nổi tiếng mà không cần phải PR quá nhiều nhờ cộng đồng Mi rộng lớn của mình.

– Brand awareness chính là cách để doanh nghiệp đề cập đến sự quen thuộc của người tiêu dùng với sản phẩm dịch vụ của mình.
– Việc gia tăng độ nhận diện thương hiệu sẽ giúp công chúng dễ dàng nhận diện được sản phẩm so với đối thủ từ đó đưa ra quyết định.
– Các doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật các chiến thuật để gia tăng Brand awareness để phát triển.

Trên đây là khái niệm về Brand awareness cùng những chiến thuật mà Đám Mây Nhỏ đã tổng hợp. Hãy chọn lọc và áp dụng ngay vào doanh nghiệp của mình nhé. Chúc bạn thành công.

>>> AGENCY là gì mà doanh nghiệp nào cũng nên có? – Khái niệm, vai trò cần nắm rõ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *