“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – Một kinh nghiệm của người xưa đúc kết truyền lại cho đến ngày nay chúng ta vẫn áp dụng. Đặc biệt là trong kinh doanh, việc phân tích đối thủ cạnh tranh đã trở thành một việc không thể thiếu. Vậy bạn đã biết cách phân tích đối thủ cạnh tranh chưa? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

4 kiểu đối thủ cạnh tranh mà các doanh nghiệp phải đối đầu
Một số doanh nghiệp cho rằng họ không hề có đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của họ đang là độc nhất. Nhưng thực tế là các doanh nghiệp đều có đối thủ, chỉ là doanh nghiệp đã nhận thấy hay chưa thôi.
Các đối thủ có thể phân chia thành 4 kiểu riêng biệt như:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những công ty giống với doanh nghiệp của bạn trong nhiều khía cạnh của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là các công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác với bạn nhưng lại có mục đích giải quyết cùng một vấn đề như sản phẩm của bạn.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là đối thủ chưa chính thức gia nhập thị trường nhưng họ đang có cùng phân khúc khách hàng, cùng lĩnh vực và có khả năng cạnh tranh cao với bạn.

Hướng dẫn cách phân tích đối thủ cạnh tranh
Để có cái nhìn tổng quan nhất về đối thủ cạnh tranh, bạn hãy thực hiện phân tích theo các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm tất cả các đối thủ cạnh tranh
Trước khi đi vào phân tích sâu, việc đầu tiên bạn cần tìm kiếm và liệt kê tất cả các đối thủ đang có trên thị trường. Bạn có thể lựa chọn phân loại họ dựa theo yếu tố tương đồng về sản phẩm, dịch vụ; tương đồng về kiểu mô hình kinh doanh; tương đồng về đối tượng khách hàng hay về thời gian tham gia thị trường.
Để tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng bạn có thể bắt đầu tìm trên các kệnh bạn đang bán: Ví dụ doanh nghiệp tập trung bán hàng trên google bạn bắt đầu tìm kiếm họ trên các kênh tương đồng trước. Như thế sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh
Xác định được họ là những ai rồi thì doanh nghiệp căn cứ vào các loại đối thủ cạnh tranh trên, hãy sắp xếp họ vào các nhóm tương ứng để việc tìm kiếm thông tin xây dựng chiến lược Marketing trở nên dễ dàng hơn.
Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
Muốn quá trình thu thập thông tin diễn ra nhanh chóng, đầy đủ thông tin, bạn hãy lập chi tiết một bảng các yếu tố cần tìm hiểu và làm theo đó.

Bạn có thể tham khảo qua bảng dưới đây:
Sản phẩm | – Sản phẩm của đối thủ gồm những gì, có giống với doanh nghiệp bạn không? – Giá sản phẩm đối thủ – Ưu, nhược điểm sản phẩm của đối thủ là gì |
Thương hiệu | – Thương hiệu đối thủ đang hướng đến tệp khách hàng nào – Độ phủ của họ ra sao: lượt tìm kiếm, thảo luận – Đã có những thành tựu nào nổi bật |
Truyền thông | – Các kênh đối thủ quảng bá sản phẩm là gì? Online hay offline, cụ thể là gì – Cách thức truyền thông của họ là gì? Hiệu quả ra sao – Những chiến dịch đối thủ canh triển khai? Độ hiệu quả như thế nào – Nội dung truyền thông hướng đến những yếu tố nào |
Công nghệ | – Doanh nghiệp sử dụng phần mềm nào để quản lý – Trang web được xây dựng trên nền tảng nào? Hiệu quả ra sao? |
Khách hàng | – Khách hàng phản ứng như thế nào với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ – Nội dung nào của đối thủ cạnh tranh nhận được phản hồi tốt – Khách hàng đang tương tác trên các nền tảng nào |
Bước 4: Lập bảng phân tích và sàng lọc đối thủ cạnh tranh
Ở bước thứ 4 này, bạn cần thu thập đầy đủ các thông tin về đối thủ dựa theo bảng trên hoặc những yếu tố mà doanh nghiệp đề ra. Càng chi tiết càng tốt cho doanh nghiệp.
Phân tích xong, bạn cần phải sàng lọc, bước này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian cho các công đoạn marketing sau này. Cụ thể, bạn sẽ phân loại những đối thủ nào có thể đối đầu và đối thủ nào nên né tránh và học hỏi theo. Với các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường càng phải phân tích và tìm hiểu kỹ đối thủ.

Bước 5: Tổng hợp chi tiết
Như vậy là bạn đã có đầy đủ các thông tin về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, việc cuối cùng của bạn chính là lên một bảng báo cáo tổng thể để đánh giá. Bạn có thể chia thành các phần:
- Yếu tố thị trường, ngành hàng và các đối thủ
- So sánh sản phẩm của doanh nghiệp và đối thhur
- Phân tích dựa trên các yếu tố về thị phần, dựa theo Swot
Note: Một bản báo cáo hiệu quả không chỉ đầy đủ thông tin mà còn cần trình mày một cách dễ nhìn. Bạn cũng nên giành thời gian để chỉnh sửa nó trở nên đẹp mắt.
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn nên nhớ các công ty sẽ không ngừng phát triển, mở rộng, ngoài việc thu thập thông tin bạn còn phải liên tục cập nhật khi đối thủ có bất kỳ sự thay đổi nào. Ngoài ra trong quá trình tổng hợp, bạn nên có mục tiêu tìm hiểu thông tin ngay từ đầu bởi số lượng thông tin rất lớn, rất dễ bị đi chệch hướng.
Như vậy là bạn đã đi hết 5 bước phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp rồi. Cùng bắt tay vào nghiên cứu lên kế hoạch phân tích ngay thôi. Chúc bạn thành công.