Bán hàng Shopee – Một xu hướng kinh doanh Online đang bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ khả năng thao tác đơn giản, thân thiện với người dùng cùng chiến lược bán hàng hấp dẫn. Đó cũng chính là lý do rất nhiều bạn trẻ lựa chọn nền tảng này để bắt đầu kinh doanh.
Trong kinh doanh, các chiến lược hiệu quả không chỉ giúp nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn giúp tăng sức cạnh tranh, tăng độ nhận diện thương hiệu. Cập nhật ngay những chiến lược bán hàng Shopee mà Blog.dammaynho.com dưới đây để bùng nổ doanh số cho doanh nghiệp nhé.
1. Chiến lược bán hàng Shopee giá sốc
Có thể nói shopee thường xuyên tổ chức các chiến dịch siêu Sale, miễn phí vận chuyển cho khách hàng. Như vậy người bán hàng vừa có lượt tăng truy cập nhanh chóng vừa có thể tăng doanh thu và thu hút thêm nhiều người mua mới, tù đó xây dựng được kênh thương hiệu uy tín.
Bên cạnh chương trình ưu đãi, Bán hàng shopee còn có chương trình đánh giá sản phẩm tặng thêm xu mua hàng. Được nhiều đánh giá tích cực sẽ giúp shop tăng độ uy tín, vậy nên đừng ngần ngại mà xin những đánh giá tích cực từ khách hàng nhé.
Chiến dịch bán hàng Shopee giá ưu đãi có thể áp dụng như:
- Giảm giá gốc: để thu hút khách hàng với các shop mới
- Tạo chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng đã mua sản phẩm
- So sánh với các sản phẩm trên shopee (Thường được đưa ngay trên ảnh mô tả sản phẩm)
2. Bán hàng chuyên nghiệp chắc chắn có đa kênh
Đa kênh và chuyên nghiệp dường như trở thành thuật ngữ đi liền với nhau trong suy nghĩ của khách hàng. Đặc biệt khi mà các nền tảng xã hội phát triển mạnh, việc đa kênh còn giúp bạn tiếp cận được nhiều tệp khách hàng hơn. Hãy đặt link shopee trên facebook, instagram, Zalo, Google Adword… thúc đẩy lượng khách truy cập và tăng chuyển đổi nhé.
Hiện nay các tính năng Livestream bán hàng trên Shopee cũng giúp bạn chốt khách hàng nhanh chóng. Hoặc kết hợp với influencer marketing để tăng độ lan tỏa cho thương hiệu của bạn
3. Bán hàng Shopee đừng quên tương tác với khách hàng
Dù trong bất kỳ lĩnh vực gì, việc chăm sóc khách hàng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đôi khi sản phẩm tốt nhưng doanh nghiệp lỡ bở quên, thái độ không tốt sẽ khiế họ không bao giờ quay trở lại nữa. Ngược lại nếu thái độ nhiệt tình, biết cách tương tác với khách hàng thì các lỗi nhỏ về sản phẩm sẽ không có gì đáng quan ngại nữa.
Vậy nên hãy thường xuyên kiểm tra tin nhắn, đánh giá, bình luận của khách hàng, ngoài ra bạn cũng có thể cài đặt thêm lời chào, lời cảm ơn để giữ chân khách hàng.
4. Cạnh tranh về giá
Nếu sản phẩm của bạn tập chung vào khách hàng là nữ – Những người thường rất nhạy cảm về giá. Lúc này hãy khảo sát các shop khác về giá cả và đưa ra mức giá cạnh tranh phù hợp, nếu đặt giá cao quá sẽ có bất lợi khi khách hàng sẽ không ưu tiên xem hàng của bạn trước. Bạn có thể áp dụng thêm một số chương trình khuyến mãi khác như giảm giá giờ vàng giá sốc, miễn phí ship,…Chỉ cần rẻ hơn 5,000 đ – 10,000đ thôi cũng có thể giúp bạn giành được khách hàng rồi.
Tất nhiên sau cùng bạn vẫn phải cân đối lại giá bán để đạt được mức lợi nhuận nhất định, tránh việc chạy theo giảm giá mà quá cả giá vốn, lợi nhuận không đủ bù chi phí.
5. Sản phẩm độc đáo
Giá không đủ tốt thì sản phẩm phải độc. Ở sàn thương mại điện tử, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm và so sánh mức giá để chọn lựa sản phẩm chất lượng, giá tốt nhất. Vậy nên nếu giá không phù hợp sẽ rất khó để có thể cạnh tranh được. Lúc này việc đưa ra những sản phẩm chất lượng mà độc đáo sẽ có lợi thế hơn cả.
Doanh nghiệp cần chịu khó tìm tòi đưa ra những sản phẩm mới tạo xu hướng tiêu dùng
6. Hashtag – Điều nhỏ nhưng có võ
Một điều giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng chính là Hashtag của sản phẩm. Hãy chú ý thêm hashtag vào mô tả của sản phẩm. Đặc biệt khi bạn sử dụng đồng thời nhiều kênh khác để truyền thông về sản phẩm của mình, một hashtag thống nhất có thể tận dụng tối đa kết quả hoạt động của các kênh truyền thông.
7. Đính kèm một số dịch vụ nếu muốn bán hàng Shopee uy tín
Tâm lý khách hàng tại Việt Nam phần lớn đều thích sự an toàn, đặc biệt với những người thiếu niềm tin vào hàng onlien. Thế nên nếu shop của bạn bổ sung chính sách bảo hành sản phẩm, đổi trả hàng khi có lỗi của nhà sản xuất thì khách hàng sẽ tin tưởng và dễ ra quyết định mua hàng hơn.
Bạn có thể áp dụng chính sách này với các mặt hàng điện tử, điện gia dụng hoặc các thiết bị đồ chơi,…
8. Chú trọng thiết kế video và hình ảnh
Ngoài giá, mẫu mã thì hình ảnh và video đăng tải chính là yếu tố mà khách hàng chú trọng bậc nhất. Hình ảnh có đẹp, có chân thực, khi quay video có net thấy được nét đẹp của sản phẩm đang bán hay không..
Một vài điều cần lưu ý về hình ảnh:
- Ảnh vuông, size 1024 x1024
- Kích thước ảnh: 450-750kb+ Sản phẩm chính chiếm ¾ ảnh.
- Nên có khung tự thiết kế và logo để tránh sao chép.
- Đặt tên ảnh chính là tên sản phẩm
Không có con đường nào là dễ dàng cho tất cả, thành công sẽ dành cho người biết nỗ lực và kiên trì. Hãy lưu lại ngay những chiến lược bán hàng Shopee trên để bùng nổ doanh số trong thời gian tới nhé.
Trên đây là các chiến lược bán hàng Shopee hiệu quả khi kinh doanh online. Mong rằng bạn có thể tham khảo và lên ý tưởng cụ thể cho sản phẩm của mình.
>>> Remarketing có thực sự quan trọng với các doanh nghiệp hay không?