Giúp bạn hiểu đúng và đủ về khái niệm Brand Health

Hôm nay, Sếp giao cho bạn nhiệm vụ đo lường Brand Health? Bạn mơ hồ chưa hiểu về khái niệm này? Vậy thì hãy cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Đo lường Brand Health

1. Về khái niệm Brand Health

Brand Health (Dịch ra chính là sức khỏe thương hiệu): Thuật ngữ marketing này dùng để chỉ độ hiệu quả của các hoạt động truyền thông tới doanh nghiệp. Nó bao gồm một tập hợp các chỉ số giúp bạn biết được thương hiệu có đang hoạt động tốt hay không

Là yếu tố quan trọng nên khi đo lường về giá trị tài sản, các doanh nghiệp thường sẽ đánh giá Brand Health. Kết quả đánh giá này cũng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng, đầu tư cho các hạng mục khác để phát triển hơn nữa hình ảnh thương hiệu.

Đo lường Brand Health
Một thương hiệu khỏe mạnh mang lại những trải nghiệm thương hiệu nhất quán, khác biệt và đáng nhớ với mọi khách hàng.
Những thương hiệu có sức khỏe yếu thì ngược lại, rất khó để khách hàng có thể phân biệt với những thương hiệu cạnh tranh cùng ngành, khách hàng cũng rất ít cảm xúc hoặc không biết mô tả cảm xúc của mình là gì khi từng trải nghiệm với những thương hiệu đó.

2. Tôi có nên đo lường Brand Health?

Khi đề ra một chiến lược Marketing, các doanh nghiệp thường phải đắn đo:

  • Có nên đầu tư thêm vào mảng truyền thông không?
  • Ngân sách cho quảng cáo như thế này đã phù hợp chưa
  • Dịch vụ doanh nghiệp đã đủ tốt chưa?
  • Kênh truyền thông nào đang hiệu quả, nên tập trung?
  • Thời điểm nào sẽ thích hợp nhất cho chiến dịch này?

Không thể trả lời cảm tính, chung chung, bạn cần có những thống kê cụ thể, khách quan. Những chỉ số Brand Health sẽ giúp bạn trả lời cho những câu hỏi trên.

Liên tục đo lường Brand Health sẽ giúp bạn định hình được thị trường, xác định được vị trí của mình trong cuộc chiến dành thị phần. Từ đó đưa ra những chiến lược marketing phù hợp nhất với công ty.
Đo lường Brand Health

3. Những chỉ số phản ảnh sức khỏe thương hiệu – Brand Health

Có rất nhiều cách để đo lường, nhưng chung quy lại sử dụng các chỉ số định lượng là cách đơn giản nhất để kiểm tra sức khỏe thương hiệu của bạn. Các chỉ số đó là:

Chỉ số 1: Khả năng nhận biết thương hiệu

Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng mà bạn cần đo lường. Để thực hiện, bạn có thể sử dụng công cụ giá sát các tài khoản mạng xã hội: Để nhận biết tỷ lệ tăng trưởng của tài khoản, thương hiệu của bạn thường được thảo luận ở dạng tài khoản nào, khu vực nào đang có độ nhận diện tốt, chân dung khách hàng của bạn,…

Thông qua những thông tin trên, bạn có thể biết được thương hiệu đã phủ được đến những đâu, mức độ phủ ra sao, từ đó đánh giá.

Đo lường Brand Health

Chỉ số 2: Uy tín thương hiệu

Độ phủ cao, chưa chắc đã là một thương hiệu mạnh và ngược lại, tất cả còn phải xem phản ứng của người tiêu đùng là tích cực, bình thường, hay tiêu cực. Các công cụ và thuật toán sẽ giúp bạn trực qua hóa điều này. Bên cạnh đó, nhiều công cụ còn cung cấp các từ khóa mà khách hàng sử dụng thường xuyên liên quan đến thương hiệu.

Đo lường Brand Health

Chỉ số 3: Định vị thương hiệu

Khách hàng có đang trả lời đúng định vị và thương hiệu mong muốn hay không? Thậm chí nội bộ công ty có trả lời được nhanh, chính xác điều này? Những cuộc khảo sát , thảo luận sẽ giúp bạn trả lời chính xác những điều này với các chỉ số thông kê cụ thể. Thông qua số liệu này, doanh nghiệp sẽ biết chính xác mình cần phải cập nhật thêm các chiến dịch truyền thông nào?

Đo lường Brand Health

Chỉ số 4: Sự gắn kết của nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp sẽ được đánh giá qua yếu tố này. Một Brand Health được xem là mạnh thường sẽ có sự hài lòng khi vào việc cao hơn những thương hiệu ít danh tiếng, tỷ lệ nghỉ việc cũng ít hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó việc truyền thông nội bộ tốt có thể nhân viên sẽ chủ động chia sẻ về bản sắc doanh nghiệp, công ty trên các trang mạng xã hội, đến bạn bè,….Và ngược lại. Những điều nhỏ thôi nhưng đều có những sự tác động nhất định đến sức khỏe thương hiệu.

Đo lường Brand Health

Chỉ số 5: So sánh Brand Health với đối thủ cạnh tranh

Brand Health đang rất tốt những nếu so với đối thủ cạnh tranh thì lại kém rất xa. Đó cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần cân nhắc. Điều này sẽ cho bạn biết vị trí của doanh nghiệp đang nằm ở đâu so với đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó điều chỉnh những chiến lược của bản thân doanh nghiệp.

Đo lường Brand Health

Sau khi đưa rõ các tiêu chí để đo lường Brand Health, bạn có thể tham khảo một số phương pháp đánh giá như:

  • Social media listening (nghiên cứu dư luận trên mạng xã hội): theo dõi số lượt tương tác và thể hiện tình cảm của người dùng mạng xã hội dành cho thương hiệu. Phương pháp social media listening có thể không hiệu quả nếu nhóm khách hàng tiềm năng là người không sử dụng hoặc ít quan tâm và sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
  • Thảo luận nhóm và khảo sát: thu thập chuyên sâu các dữ liệu định tính
  • Ghi nhận phản hồi của khách hàng: xác định nhu cầu, đề xuất và khiếu nại của khách hàng.

Như vậy là bạn đã có cái nhìn tổng quát về Brand Health. Thử đo lượng ngay hôm nay để có phương pháp “Điều trị” phù hợp nhất với doanh nghiệp nhé!

>>> Omnichannel và Multichannel – Làm thế nào để phân biệt hai khái niệm này?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *