Giá trên mỗi sản phẩm bán ra sẽ tác động đến doanh thu của doanh nghiệp, giá sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thể hiện cách mà doanh nghiệp định vị mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường… Vậy liệu bạn có đang định giá sản phẩm đúng? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu các cách định giá sản phẩm nếu muốn kinh doanh thành công trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm chính là việc doanh nghiệp (Người bán) đưa ra số tiền phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó của doanh nghiệp. Việc định giá này thường phải diễn ra trong một số trường hợp như:
- Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm mới
- Các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm thay đổi
- Công ty muốn tham gia một thị trường mới
- Đối thủ cạnh tranh có sự điều chỉnh về giá
- Nền kinh tế đang trải qua thời kỳ lạm phát hoặc suy thoái kinh tế
- Chiến lược bán hàng thay đổi
- Thu nhập của khách hàng thay đổi
Định giá sản phẩm là giai đoạn quan trọng, buộc không thể thiếu trong kinh doanh. Mỗi một sản phẩm để được định giá đều thông qua rất nhiều những nghiên cứu, đánh giá số liệu khác nhau.
Nằm lòng ngay các phương pháp định giá sản phẩm
Vậy bạn đã biết cách định giá sản phẩm như thế nào cho đúng chưa? Thực tế, có rất nhiều phương pháp, tùy vào từng loại sản phẩm, dịch vụ, thời gian phân phối cũng như thị trường, doanh nghiệp sẽ cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp nhất.
Một số kiểu định giá sản phẩm chủ đạo có thể kể đến như:
Phương pháp 1: Định giá sản phẩm qua chi phí
Phương pháp định giá sản phẩm cộng chi phí được tính theo công thức: Giá bán sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận mong muốn (thường tính theo phần trăm dựa vào doanh số bán hàng).
Là một trong những phương pháp cốt lõi đầu tiên, phương pháp này vẫn được áp dụng đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, thường sẽ được áp dụng trong những hộ kinh doanh nhỏ, gia đình khi mà các doanh nghiệp lớn có rất nhiều những khoản chi phí phát sinh không thể tính toán được.
Phương pháp 2: Định giá sản phẩm dựa trên điểm hòa vốn
Trước khi đi vào chi tiết của của phương pháp tính, chúng ta cần nắm rõ một số thuật ngữ sau:
- Điểm hòa vốn: Là số lượng sản phẩm bán ra để có được tổng doanh thu bằng với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
- Định phí: Là tổng chi phí cố định trong suốt quá trình sản xuất
- Biến phí/sản phẩm: Là mức chi phí biến động để có thể bán ra được một sản phẩm (Thông thường, doanh nghiệp có thể đặt biến phí/sản phẩm ở mức trung bình, thấp nhất hoặc cao nhất tùy theo tình hình thực tại của mỗi doanh nghiệp)
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp định giá theo cách này sẽ áp dụng công thức:
GIÁ SẢN PHẨM = ĐỊNH PHÍ/ ĐIỂM HÒA VỐN * BIẾN PHÍ/ SẢN PHẨM |
Phương pháp 3: Định giá dựa trên giá trị sản phẩm, dịch vụ
Không quá quan trọng đến chi phí mà dựa phần lớn vào những giá trị mà khách hàng nhận được khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ của công ty. Ví dụ cùng là căn Villa FLC, thế nhưng vào ngày thường mức giá sẽ rẻ hơn so với các dịp cao điểm, lễ tết. Hay các dòng xe ô tô của Mercedes được định giá dựa trên những giá trị sản phẩm mang lại như về thiết kế, hiệu năng, động cơ,….
Một số yếu tố cần cân nhắc trước khi định giá sản phẩm theo giá trị như:
- Chất lượng, thiết kế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh
- Các tính năng có trong sản phẩm
- Trải nghiệm sử dụng mà sản phẩm mang lại cho khách hàng
- Công nghệ có trong sản phẩm so với môi trường công nghệ ở thời điểm hiện tại
- Giá trị thương hiệu mang lại cùng với sản phẩm
- Độ khan hiếm của sản phẩm trên thị trường
Phương pháp 4: Định giá sản phẩm theo độ cạnh tranh
Hầu hết các sản phẩm đều đã được thị trường thiết lập một mức giá chung. Theo đó, khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra một mức giá cho sản phẩm, bạn có thể định giá dao động thông qua đó. Đa phần các sản phẩm mới ra mắt đều để một mức giá hời hơn một chút để thu hút khách hàng dùng thử qua các chiến dịch khuyến mại. Sau đó điều chỉnh về mức giá tương xứng sau. Cách thức này được áp dụng rất nhiều. Bạn có thể thấy điển hình ở hai ông lớn như Pepsi và Coca.
Phương pháp 5: Định giá sản phẩm dựa theo tâm lý người tiêu dùng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi người tiêu tiền, họ trải qua một nỗi đau hoặc mất mát, nhưng nếu bạn giúp giảm thiểu sự đau đớn phải trải qua đó, bạn có thể làm tăng khả năng của khách hàng trong việc mua hàng. Theo truyền thống, các thương gia sẽ làm điều này bằng việc kết thúc mức giá với một số lẻ như 5, 7 hoặc 9. Ví dụ như sử dụng 8,99 USD thay vì 9 USD.
Các nhà nghiên cứu tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts và Đại học Chicago đã tiến hành thử nghiệm trên mặt hàng quần áo chuẩn của phụ nữ với các mức giá 34 USD, 39 USD và 44 USD. Định giá mặt hàng ở mức 39 USD thậm chí còn bán chạy hơn mức giá 34 USD.
Thực tế sẽ không có một phương pháp tiếp cận rõ ràng nào để định giá. Bạn có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp định giá sản phẩm. Hy vọng rặng những phương pháp trên đã giúp bạn đưa ra được mức giá phù hợp nhất cho sản phẩm của mình. Chúc bạn thành công.
>>> Trở thành best seller với những thủ thuật nắm bắt tâm lý trong bán hàng đỉnh cao