Quay lại

Cập nhật những xu hướng thương mại điện tử nổi bật nhất

Xu hướng thương mại điện tử

Dẫn số liệu từ Statista cho biết, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD (năm 2015) lên 120 tỷ USD (năm 2021) và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Riêng thị trường Việt Nam xu hướng Thương Mại Điện Tử được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD (năm 2021) lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Vậy đã, đang và có những xu hướng gì khiến cho ngành này phát triển chóng mặt đến vậy? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xu hướng thương mại điện tử

1. Xu hướng thương mại điện tử – Shoppertainment

Hình thức giải trí và sự kiện trực tuyến thời gian gần đây đã ghi nhận sự tăng trưởng đột biến. Một phần là vì tác động của dịch, một phần là nhờ những hưởng ứng của người tiêu dùng Việt. Ý tưởng này được triển khai trên trang Lazada với nhiều hoạt động như Livestream, game với nhiều phần quà là tiền hay khấu trừ trực tiế trên đơn hàng,….

Theo báo cáo, trong quý 3/2021, kênh LazLive trên ứng dụng Lazada đã ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng về doanh số bán hàng và khách hàng mới. Cụ thể, trong Lễ hội mua sắm 9/9/2021, tổng doanh thu thông qua LazLive tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức doanh thu kỷ lục 700 triệu đồng chỉ trong vòng 2 giờ. 

Xu hướng thương mại điện tử

So với trước làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, doanh số hằng ngày ghi nhận từ những buổi phát trực tiếp livestream tăng gấp 5 lần; lượng người mua trung bình mỗi ngày thông qua buổi phát trực tiếp livestream tăng hơn 120%; và số lượt xem livestream trung bình mỗi ngày tăng gấp 2 lần.

2. Chọn lựa đầu tư các giải pháp công nghệ

Càng phụ thuộc nhiều vào những đối tác cung cấp giải pháp công nghệ, nền tảng sẽ càng khó kiểm soát quy trình, hệ thống và không có sự linh hoạt, quyền quyết định.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đã quen với việc lựa chọn các giải pháp thương mại điện tử đến từ bên thứ ba mà không xem xét đến chức năng cụ thể của chúng. Để phù hợp với hiện tại, doanh nghiệp cần xem xét loại bỏ những giải pháp lỗi thời để tiết kiệm chi phí, tối giản hệ thống mà vẫn đem đế hiệu quả cho toàn quy trình kinh doanh trực tuyến.

Xu hướng thương mại điện tử

3. Sự bùng nổ của Marketplace theo chiều dọc

Marketplace có thể hiểu là một sàn giao dịch hay một cái chợ trên nền tảng thương mại điện tử. Đây là nơi người mua và người bán có thể trao đổi hàng hóa trực tuyến với nhau.

Nếu như sự ra đời của các kênh bán hàng điện tử như Shopee, Lazada, Amazon, Rakuten, Flipkart,….. nơi bán đa dạng các mặt hàng từ nhiều ngành hàng đã phát triển theo chiều ngang, thì sự trỗi dậy của các mô hình marketplace đã phát triển theo chiều dọc, điểm bán một loại sản phẩm với nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Mô hình này được đánh giá là sẽ phát triển vô cùng mạnh khi đề cao tính cá nhân hóa trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Xu hướng thương mại điện tử

4. Video Marketing trở thành xu hướng thương mại điện tử

Trước kia, tiếp thị thương mại điện tử chỉ xoay quanh văn bản sau đó dần dần chuyển sang hình ảnh. Hiện nay, video marketing đang chiếm vị trí quan trọng để tiếp thị tại chỗ trong các doanh nghiệp đang áp dụng thương mại điện tử.

Các video về sản phẩm có bản chất toàn diện, không gây cảm giác thừa thãi hay tẻ nhạc. Chúng làm cho cách kể chuyện trở nên sống động khi cung cấp cái nhìn toàn diện về sản phẩm đồng thời giải đáp các câu hỏi của khách hàng.

Khi thực hiện đúng, Video Sản phẩm là sự kết hợp của Marketing, Đánh giá (Review) và Trả lời cho Câu hỏi thường gặp (FAQ). Đây cũng là một trong những xu hướng truyền thông trong thương mại điện tử.

youtube đề xuất video

5. Mua hàng Online – Thanh toán Online

Tính đến thời điểm hiện tại, hình thức này đã trở nên vô cùng phổ biến, góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Đặc biệt, khi dịch Covid 19 bùng phát đã làm một chất xúc tác lớn khiến nhiều khách hàng có xu hướng chuyển sang đặt hàng và thanh toán bằng phương thức này. Mọi người chỉ cần ở nhà, sử dụng điện thoại thông minh là đã có thể đi chợ, mua sắm và thanh toán trực tuyến một cách dễ dàng rồi.

Xu hướng thương mại điện tử

6. AR & VR – Xu hướng thương mại điện tử nổi bật nhất

Đây là 2 bộ công nghệ được ứng dụng giúp người tiêu dụng có thể “Hình dung hóa sản phẩm”. AR là công nghệ thực tế tăng cường, VR là cụm từ chỉ công nghệ thực tế ảo giúp khách hàng mua sắm trực tuyến có thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm.

Công nghệ này đang được áp dụng rất nhiều vào hệ thống bán hàng bất động sản, bán xe,… người mua có thể kiểm tra kết cấu, cảm biến đồng thời có thể xem các sản phẩm dưới dạng 3D vô cùng thú vị.

Xu hướng thương mại điện tử

7. Xu hướng thương mại điện tử Conversational Commerce

Conversational Commerce là thương mại điện tử trên nền tảng di động tích hợp khả năng giao tiếp giữa người bán và người mua thông tin nền tảng hay chatbot. 

Tại một vài trường tại châu Á, các doanh nghiệp tiên phong kỹ thuật số đã tận dụng các nền tảng tin học như LINE, Whatsapp hay Facebook Messenger để giải đáp các câu hỏi của khách hàng, đưa ra các gợi ý và tác động giúp khách hàng hoàn thành quy trình mua hàng – tương tự như trò chơi của nhân viên bán hàng tại cửa hàng truyền thông.

Xu hướng thương mại điện tử

Tuy nhiên, thương mại trò chuyện sẽ giải quyết những khó khăn trên khi tích hợp nhiều tin nhắn nền tảng cùng một lúc. Thông qua đó có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng và trải nghiệm người dùng. 

Nhìn chung, tất cả các xu hướng thương mại điện tử đều nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng. Vậy nên một cách để xác định xu hướng hoặc giải pháp hiệu quả đó là trò chuyện thật nhiều, hỏi họ xem họ cần và muốn gì.

Trên đây là một số xu hướng thương mại điện tử bùng nổ cho những năm vừa qua. Hứa hẹn sẽ còn nhiều xu hướng hấp dẫn mà bạn có thể áp dụng trong tương lai. Chúc bạn thành công!

>>> Chi tiết cách phân tích đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp