“Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng” Khi ta tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như biết rõ về bản thân doanh nghiệp, ta sẽ có những kế hoạch để chiếm ưu thế hơn. Đó cũng chính là lý do mà các công ty vừa, nhỏ hay các doanh nghiệp lớn đều phân tích mô hình swot. Vậy cụ thể mô hình này là gì? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tôi có cần phân tích mô hình swot không?
Mô hình Swot là một công cụ được áp dụng rất nhiều bởi sự hữu ích trong việc phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài để từ đó xây dựng kế hoạch marketing phù hợp với doanh nghiệp. Ở đây, cụm từ SWOT chính là viết tắt của:
- Strengths (Điểm mạnh)
- Weaknesses (Điểm yếu)
- Opportunities (Cơ hội)
- Threats (Thách thức)
Từ việc phân tích 4 yếu tố trên của mô hình swot sẽ đem lại những lợi ích:
- Giúp bạn brainstorm ý tưởng và lên kế hoạch cho các chiến dịch Marketing
- Tìm hiểu lợi thế cạnh tranh của sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang muốn quảng cáo
- Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh
Nói một cách dễ hiểu thì phân tích mô hình swot giống như một khung lý thuyết tìm hiểu chi tiết về doanh nghiệp, đối thủ để từ đó ta có thể đưa ra hướng đi cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp rà soát và đánh giá lại hiệu quả kinh doanh. Vậy nên mỗi một doanh nghiệp đều nên phân tích mô hình này trước khi đưa ra sản phẩm hay bản kế hoạch mới,… |
Mô hình SWOT – Điều tiên quyết cho một bản kế hoạch hoàn hảo
Như đã nói, mô hình swot bao gồm 4 thành tố là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Dưới đây bài viết sẽ phân tích chi tiết về các yếu tố này.
Strengths (Điểm mạnh) trong mô hình swot
Đúng như tên gọi của nó, ở đây chính là những điều mà doanh nghiệp làm tốt trong các hoạt động, sản phẩm của công ty. Đây cũng là điểm để chúng ta tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Một số điểm mạnh của doanh nghiệp như: Về độ nhận diện thương hiệu, sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt, đội ngũ lãnh đạo, nhân viên,….
Một số câu hỏi gợi ý giúp bạn đưa ra điểm mạnh cho doanh nghiệp:
- So với các đối thủ trong ngành, sản phẩm của bạn có gì khác biệt, đặc biệt?
- Mức giá sản phẩm hiện tại so với thị trường có rẻ hơn hay không?
- Các kênh truyền thông online: Facebook, website có nổi bật, thu hút hay có ưu điểm gì?
- Kênh bán hàng nào bạn thấy là hiệu quả và tiềm năng?
- Lượng khách mua hàng, quay lại, giới thiệu đang chiếm tỷ trọng như thế nào?
- Đối với việc mua hàng, sản phẩm của bạn có dễ tìm, dễ mua không?
Weaknesses (Điểm yếu)
Bên cạnh những điểm mạnh, mô hình swot cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp nhìn nhận những yếu tố khiến công ty chưa phát triển quá mạnh, sản phẩm bán hàng trì trệ,…. để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý nhất.
Đa phần các công ty nhỏ đều gặp phải những điểm yếu như: Ngân sách chưa đủ lớn, độ nhận diện thương hiệu chưa cao, đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm, chuyên môn cao,….
Tuy nhiên cũng tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có những điểm còn yếu, trả lời một số câu hỏi sau để dễ dàng nhận biết điểm yếu của doanh nghiệp nhé!
- So với đối thủ, sản phẩm của bạn chất lượng thế nào, đóng gói có kém bắt mắt hơn không?
- Mức giá này đã thực sự tốt so với các công y khác?
- Bạn đã có đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng sau bán chuyên nghiệp chưa?
- Các chương trình quảng cáo có đạt hiệu quả như mong đợi?
- kênh phân phối của bạn đã được hoàn thiện đầy đủ chưa?
Opportunities (Cơ hội) – mô hình swot
Cơ hội chính là những yếu tố ảnh hưởng bên ngoài sẽ tác động tích cực đến doanh nghiệp nếu như họ biết nắm bắt. Chỉ cần chớp lấy các thời cơ như: Khi thị trường dang ít cạnh tranh, nhu cầu về sản phẩm tăng nhanh, luật nhà nước hỗ trợ hay những thay đổi về mặt nhân khẩu học,…. doanh nghiệp sẽ tạo được những thế mạnh không ngờ.
Hãy xác định những cơ hội để chớp lấy thời cơ qua một số gợi ý:
- Đối thủ đang thực thi những kênh truyền thông hiệu quả nào, bạn có đang áp dụng nó không>
- Nếu sử dụng các kệnh social media, bạn sẽ có những lợi thế gì?
- Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách nào mới mẻ, thu hút hơn không?
- Có thể tận dụng các yếu tố trend hiện tại để truyền thông cho doanh nghiệp không?
Threats (Thách thức)
Thách thức là một trong những trở ngại khiến quá trình phát triển của doanh nghiệp không đạt được như mong muốn. Tuy nhiên cũng là tác động bên ngoài nên việc kiểm soát sẽ khó khăn. Thay vào đó ta phải tìm những cách để khắc phục.
Các thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải như các đối thủ cạnh tranh quá mạnh, quá nhiều đối thủ gia nhập ngành, tình hình chính trị, dịch bệnh, nhu cầu của khách hàng,…. mà nếu như không đưa ra những chiến lược thích đáng, có thể doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại lớn.
Hãy thử nghĩ:
- Nếu như dịch bệnh diễn ra, bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
- Liệu mức chi phí bạn đầu tư cho sản phẩm này có đem lại lợi nhuận tốt
- Các kênh truyền thông này có thực sự phù hợp
Trong một doanh nghiệp, việc phân tích mô hình swot rất quan trọng. Dựa vào đó đẩy mạnh hơn những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đồng thời nắm bắt những cơ hội của thị trường để có những hướng bản kế hoạch phát triển tốt nhất. Vậy nên bạn hãy lưu lại và áp dụng nhé. Chúc các bạn thành công.
>>> Marketing automation là gì? Doanh nghiệp của có cần thiết sử dụng loại hình này?