Nghiên cứu môi trường kinh doanh, điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện trước khi tung ra sản phẩm mới hay muốn truyền thông cho doanh nghiệp. Và một trong số những mô hình được đánh giá là hiệu quả và sử dụng nhiều nhất trong quá trình đó chính là mô hình PEST. Vậy mô hình này là gì? Hãy cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mô hình PEST là gì?
Mô hình PEST chính là công cụ phân tích giúp doanh nghiệp nắm rõ được bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp để thông qua đó nhận dạng được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong nó.
Phân tích mô hình PEST, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phân tích 4 yếu tố:
- Chính trị (Political)
- Kinh tế (Economic)
- Văn hoá-xã hội (Social)
- Công nghệ (Technologycal)
Nắm bắt chi tiết các thành tố của mô hình PEST
Trong môi trường kinh doanh, sự biến đổi đồng nghĩa với việc những cơ hội tuyệt vời hoặc những mối đe dọa đang thách thức tới công ty của bạn. Thế nên, bạn cần phải phân thích chi tiết môi trường thông qua mô hình PEST để xác định chi tiết nhất cơ hội hay thách thức để có hướng giải quyết.
Trước tiên, muốn xác định được nó, bạn cần phải hiểu chi tiết về các thành tố trong mô hình PEST.
1. Yếu tố Political trong mô hình PEST
Dù bạn làm về thời trang, thực phẩm, du lịch,…. thì yếu tố chính trị cũng đều có những tác động nhất định. Hay nói một cách khác, đây chính là yếu tố liên quan mật thiết đến nền kinh tế, đồng thời tác động đến hầu hết các ngành nghề. Cụ thể, những khía cạnh mà nó tác động đến doanh nghiệp:
- Về chính sách thuế: Chính phủ ban hành các chính sách thuế như: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thu nhập,……
- Những quy định về môi trường
- Các đạo luật: Luật đầu tư, lao động,…
- Chính sách: Các chính sách thương mại, phát triển ngành, điều tiết cạnh tranh,…..
2. Môi trường kinh tế trong mô hình PEST
Đây chính là yếu tố có tác động trực tiếp và liên tục tới quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp kể cả ngắn hạn hay dài hanh. Để phân tích được môi trường kinh tế trong mô hình PEST, bạn cần dựa trên các yếu tố:
Sự tăng trường của GDP: Nếu như tăng trường thu nhập quốc dân cao hơn sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn. Đây cũng là lúc tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Chính sách tiền tệ, tỉ giá hối đoái: Một đồng tiền mạnh có thể làm cho xuất khẩu khó khăn hơn vì chúng làm tăng tỉ giá ngoại tê, tác động tới cán cân thương mại. Cán cân thương mại cũng tác động một phần tới đầu tư nước ngoài.
Định hướng thị trường: định hướng thị trường theo hướng tư bản hay xã hội chủ nghĩa ở từng quốc gia sẽ khiến các doanh nghiệp phải đi theo hướng đó.
Lãi suất và xu hướng lãi suất: lãi suất cao có thể cản trở đầu tư vì doanh nghiệp phải chi phí nhiều hơn cho việc vay vốn. Ngoài ra lãi suất cao khiến người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu, do vậy nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
Lạm phát: Lạm phát có thể làm cho nhu cầu về tiền lương của người lao động tăng hơn, từ đó tăng chi phí cho doanh nghiệp. Lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo rủi ro lớn cho đầu tư còn giảm phát sẽ khiến cho nền kinh tế bị đình trệ.
Trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển kinh tế cao tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại, trình độ phát triển kinh tế lạc hậu làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tồn tại.
Cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên: Đây là nền tảng cho đầu vào của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng cao giúp doanh nghiệp thuận lợi phát triển. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào cung cấp nguyên liệu cho một số ngành mũi nhọn.
3. Yếu tố Văn hóa – Xã hội trong mô hình PEST
Tùy vào từng khu vực có những yếu tố văn hóa xã hội khác nhau để tìm ra những yếu tố đặc trưng của khách hàng vùng miền đó. Ở đây, doanh nghiệp cần phải đánh giá thật chi tiết về các yếu tố của mô hình PEST như:
- Những đặc điểm về văn hóa của khu vực
- Về tỷ lệ dân số, phân bố độ tuổi
- Nghề nghiệp
- Sức khỏe và an toàn
Có thể gọi chung chúng là những yếu tố nhân khẩu học để các marketer hiểu chi tiết về khách hàng và đưa ra những kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất.
4. Môi trường công nghệ – Mô hình PEST
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tối ưu quy trình bán hàng, đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên có phải công nghệ nào doanh nghiệp cũng nên áp dụng?
Trước khi tham gia đổi mới thay thế bằng những kỹ thuật cao, doanh nghiệp cần phải đánh giá chi tiết nhất: Lợi ích và bất cập gì khi sử dụng.
Trong quá trình ứng dụng, phân tích mô hình PEST có một số biến thể:
– SLEPT: bao gồm thêm yếu tố Legal – pháp luật
– PESTEL/PESTLE: bổ sung thêm yếu tố Environmental – môi trường
– STEEPLE: bổ sung thêm yếu tố Ethics – đạo đức
– STEEPLED: bao gồm thêm yếu tố Demographic – nhân khẩu học
Có thể thấy mô hình PEST là một công cụ phân tích vô cùng hữu ích với doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp hiểu được môi trường kinh doanh từ đó đưa ra những kế hoạch rõ ràng và cụ thể nhất. Vậy cùng bắt tay vào phân tích ngay trước khi lên kế hoạch cho doanh nghiệp nhé!
>>> Muốn có chiến lược marketing automation hiệu quả không thể bỏ qua các bước sau