Nếu được hỏi đâu là công cụ đắc lực trong việc nhắn khách hàng mục tiêu thì chắc chắn 9/10 nhà Marketer sẽ gợi ý cho bạn là Pixel Facebook. Bạn đã biết đến công cụ này chưa, nếu chưa thì cùng đi tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây của Blog.dammaynho.com nhé!
Facebook Pixel là gì?
Facebook Pixel là gì? – Thực ra nó chính là một đoạn mã JavaScript đặt trên trang web của mình bằng cách tìm hiểu hành động mà mọi người thực hiện trên trang web. Khi khách hàng tương tác trên website của bạn, pixel sẽ ghi nhận các hành vi này thành 1 sự kiện và toàn bộ được đo đếm, thống kê trên Facebook.
Việc sử dụng Facebook Pixel sẽ giúp bạn:
- Đảm bảo quảng cáo hiện thị đúng đối tượng: Thay vì nhóm khách hàng bạn nắm được sở thích, hành vi, độ tuổi giới tính, Facebook Pixel sẽ giúp bạn đánh vào tệp khách hàng đã từng tìm hiểu ha quan tâm đến sản phẩm. Dù họ chưa đưa ra quyết định ngay lập tức nhưng chắc chắn tiềm năng của họ cao hơn rất nhiều so với tệp khách hàng ban đầu.
- Đo lường kết quả quảng cáo: Việc đo lượng các sự kiện quảng cáo thường xuyên, đều đặn sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về các tác động của quảng cáo. Từ đó có thể kiểm soát được tốt nhất.
- Thúc đẩy doanh số: Với tính năng đặt giá thầu tự động tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng cao sẽ dễ dàng thúc đẩy hành động mua hàng hơn.
12 điều cần biết về Facebook Pixel để chạy quảng cáo hiệu quả
1. Các loại mã Facebook Pixel
Tính đến thời điểm hiện tại tất cả các nhà quảng cáo đều đang sử dụng một đoạn mã pixel duy nhất. Tuy nhiên, đoạn mã này chính là sự kết hợp của 2 đoạn mã cũ mà Facebook đã phát triển và đưa vào sử dụng trước đó. Bao gồm:
- Đối tượng tùy chỉnh: Đoạn mã dùng để thu thập dữ liệu khách hàng đã truy cập vào Website
- Pixel chuyển đổi: Đoạn mã giúp tối ưu chiến dịch quảng cáo hướng khách hàng về Web.
Việc sử dụng song song 2 đoạn mã này khá phức tạp nên Facebook đã chủ động kết hợp 2 đoạn mã này lại với nhau tạo thành một Pixel duy nhất. Khá dễ dàng và phù hợp với người dùng.
2. Cấu trúc Pixel Facebook
Pixel Facebook có đến 2 loại cấu trúc cho đoạn mã, đó là:
- Đoạn mã cơ sở: Chính là toàn bộ đoạn mã Pixel Facebook mà các bạn đã tạo theo các bước hướng dẫn ở trên.
- Đoạn mã sự kiện tiêu chuẩn: Đây là đoạn mã con nằm bên trong đoạn mã cơ sở. Đoạn mã này sẽ nằm bên trên thẻ đóng. Các bạn cũng cần biết rằng đối với một trang con trên website của các bạn, chúng sẽ có những đoạn mã sự kiện tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau.
3. Cách tạo Facebook Pixel
Việc tạo một Facebook Pixel cũng không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện:
Bước 1: Cài đặt cho doanh nghiệp
Tại trình quản lý quảng cáo, bạn chọn ký hiệu ô vuông để mở ra menu lối tắt, chọn tab “Cài đặt cho doanh nghiệp” ở mục lối tắt hoặc ở mục “Quản lý doanh nghiệp cũng được nhé. Sau đó chọn “Pixel”.
Bước 2: Đặt tên cho Pixel của mình
Bạn đặt tên cho Pixel của mình theo cú pháp Pixel của [Tên của bạn]. Sau đó chỉ cần đợi cho Pixel Facebook tạo lập thành công là chúng ta có thể bắt đầu sử dụng.
4. Pixel Facebook báo cáo kết quả như thế nào?
Một trong số những chức năng của Pixel chính là báo cáo kết quả trả về cho Facebook. Nhưng không phải nghiễm nhiên họ sẽ gửi báo cáo cho bạn, tuy nhiên bạn cần phải chèn Pixel vào website hay Platform thì mới nhận được báo cáo.
Về các chỉ số báo cáo, sẽ có 4 loại:
- View Content (Xem nội dung).
- Add To Cart (Thêm vào giỏ hàng).
- Initiate Checkout (Thêm thông tin thanh toán).
- Purchase (Mua hàng thành công).
5. Về khái niệm Share Pixel Facebook
Share Pixel Facebook chính là việc bạn sẽ chia sẻ Pixel Facebook cho một người bạn khác. Họ sẽ xem được toàn bộ các mã kể cả ID của bạn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một điều rằng chức năng share này chỉ có thể thực hiện được ở tài khoản Business.
Để Share Pixel Facebook, bạn cần:
Bước 1: Tại menu Pixel, chọn Pixel bạn muốn chia sẽ, chọn tiếp tab “Chỉ định đối tác”.
Bước 2: Facebook sẽ mở lên một bảng thông báo.
Note: Tài khoản cá nhân hay tài khoản doanh nghiệp đều có thể thực hiện Pixel Facebook, song tài khoản cá nhân chỉ thực hiện được 1 tài khoản quảng cáo duy nhất.
6. Những tác vụ nào mà Pixel Facebook có thể theo dõi
Khi ai đó thực hiện hành động trên trang web của bạn sau khi nhấp vào quảng cáo, Pixel Facebook của bạn sẽ ghi lại hành động đó dưới dạng sự kiện. Sau khi đã hiểu rõ Pixel Facebook là gì và dưới đây là 9 hành động mà Pixel Facebook có thể theo dõi:
- Xem nội dung: Theo dõi số lần xem trang chính (bài viết, landing page, trang sản phẩm)
- Tìm kiếm: Theo dõi tìm kiếm trên trang web của bạn (tìm kiếm sản phẩm)
- Thêm vào giỏ hàng: Theo dõi khi các mặt hàng được thêm vào giỏ hàng
- Thêm vào danh sách yêu thích: Theo dõi khi các mục được thêm vào danh sách yêu thích
- Bắt đầu thanh toán: Theo dõi thời điểm mọi người nhập luồng thanh toán của bạn
- Thêm thông tin thanh toán: Theo dõi thời điểm mọi người thêm thông tin thanh toán trong luồng thanh toán
- Mua hàng: Theo dõi mua hàng hoặc hoàn thành luồng thanh toán (chuyển sang trang xác nhận mua hàng)
- Lead: Theo dõi khi ai đó trở thành khách hàng tiềm năng (gửi biểu mẫu, đăng ký dùng thử)
- Hoàn thành đăng ký: Theo dõi khi ai đó hoàn tất biểu mẫu đăng ký (đăng ký hoàn chỉnh, đăng ký dịch vụ)
Việc sử dụng Facebook pixel đối với những người mới học chạy quảng cáo là không hề đơn giản vì bước cài đặt ban đầu khá phức tạp. Tuy nhiên, nếu sử dụng thành thạo bạn sẽ nhận được những lợi ích vô cùng lớn mà không có công cụ nào khác có thể cung cấp được. Tìm hiểu ngay để có một chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhé!
>>> Hô bật, tắt tính năng bán hàng trên facebook chỉ với những bước vô cùng đơn giản