Nhận thấy vấn đề nhiều marketer mới vào nghề hay cả những người đã làm lâu năm trong lĩnh vực quảng cáo nhưng không biết execution là gì và chưa phân biệt được với idea, concept. Với kinh nghiệm trong ngành và phải mất đến hàng tháng trời thì blog.dammaynho.com đã nghiên cứu, đúc kết những kinh nghiệm dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lý giải: “Execution là gì?”
Trong chiến dịch marketing doanh nghiệp luôn muốn truyền tải thông điệp, thương hiệu đến với khách hàng tạo dấu ấn thôi thúc hành vi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Execution chính là quy trình mang những câu chuyện, thông tin đến gần hơn với nhóm công chúng mà doanh nghiệp hướng tới và bằng cách nào đó giữ chân họ, giúp họ nhớ đến thương hiệu một cách mạnh mẽ hơn. Hay Execution được hiểu như là cách thức, phương thức, phương tiện truyền tải concept.
Và để có một Execution tốt marketer cần Idea sáng tạo, Concept cụ thể và hấp dẫn. 3 thuật ngữ marketing Execution, Idea, Concept có sự liên kết với nhau và Execution là hình thức truyền tải cho những ý tưởng này nên đôi khi marketer vẫn bị nhầm lần vấn đề này. Dưới đây là cách phân biệt các thuật ngữ này, giúp marketer dễ dàng định hình hơn trong chiến dịch marketing.
Điểm khác biệt Idea, Concept và Execution
Phân biệt giữa Execution và Idea
Idea là ý tưởng, tưởng tượng, sự sáng tạo suy nghĩ xem nên xây dựng câu chuyện, thông điệp như thế nào và bản chất vô hình, sẽ không có giá trị khi chưa được thực thi. Còn Execution (thực thi) là hoạt động hữu hình mà chúng ta nghe thấy, cảm nhận được.
Vậy thì trong marketing, execution chính là biểu hiện hữu hình của Idea, giúp ý tưởng được hiện thực hóa đem lại những giá trị cho doanh nghiệp về thương hiệu, thị phần. Nếu bạn xem xét cả hai thì sẽ nhận thấy hai thuật ngữ này không thể tách rời nhau bởi vì chúng là nguyên nhân và kết quả. Ý tưởng được hình thành nguyên nhân và việc thực hiện kế hoạch đang diễn ra là kết quả. Nếu thiếu một phần thì phần kia cũng sẽ không có tác dụng.
Hãy cùng tìm hiểu ví dụ minh họa dưới đây để thấy được mối liên hệ giữa idea và execution:
Nhóm khách hàng A rất thích ăn socola đen và có sữa bên trong đặc biệt khi sử dụng vào buổi tối thì sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho tim mạch.
Công ty X đã lên ý tưởng “Tắt đèn! Bảo vệ hành tinh và ăn socola”
Ý tưởng đã được thực thi bằng cách: ” Ra mắt sản phẩm socola Y mới và tổ chức buổi thử socola buổi tối cho giới trẻ tại cung thiên văn để có tác động mạnh tới trải nghiệm cũng như tạo dấu ấn sản phẩm”
Phân biệt giữa Execution và Concept
Trong marketing, concept được hiểu như là một ý tưởng lớn, một ý nghĩ bao quát thể hiện được thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng. Và execution là cách mà doanh nghiệp đưa câu chuyện đó.
Vì vậy trong mỗi chiến dịch truyền thông chỉ có duy nhất một concept chứa nhiều nội dung cần thực thi. Khi bạn xem một TVC quảng cáo, bạn thấy một giải đá bóng vừa diễn ra. Biển quảng cáo, sản phẩm sử dụng, biểu ngữ web,….đây chính là concept liên kết các execution với nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản, concept đặt ra câu hỏi: “cái gì” đại diện cho bản chất bên trong con người và execution sẽ giải đáp “làm như thế nào” cho thấy được hành động của họ.
Lấy một ví dụ quảng cáo của giày Nike để giúp bạn có thể hình dung, thấy được mối liên hệ giữa khái niệm và thực thi:
Trước khi Thế vận hội Mùa hè năm 2012 diễn ra, Nike tạo chiến dịch quảng cáo “Find Your Greatness” của họ.
Concept: Sự vĩ đại là tương đối với khả năng của chính bạn, không phải là thước đo để so sánh bạn với người khác.
Execution: Được thể hiện qua chuỗi hành động sau
TVC quảng cáo về hình ảnh đứa trẻ béo phì đang chạy bộ về phía máy quay khi phần lồng tiếng nói về sức chạy tuyệt vời so với khả năng của bản thân bạn ấy. Nike sử dụng một trang web riêng để khán giả có thể gửi gắm những bình luận, câu chuyện, lời động viên đến mọi người, bạn bè để đạt mục tiêu và lời mời tập luyện, tham gia chạy hay các hoạt động ngoài trời cùng nhau.
Greatness đã được thực thi đưa ra các nhiệm vụ để nhóm đối tượng Nike hướng tới hoàn thành, với mục tiêu biến ngày 8/12/2012 trở thành ngày hoạt động tích cực nhất, ghi lại trên Nike+. Câu chuyện về Nike đã tạo ra làn sóng truyền thông mạnh mẽ trên các nền tảng như Twitter, Facebook với hastag #findyourgreatness với sự tương tác và ủng hộ nhiệt tình từ khách hàng. Chiến dịch giúp thương hiệu, hình ảnh Nike đến gần hơn với nhiều khách hàng.
Qua hai ví dụ về Idea, Concept, Execution tổng kết lại ba thuật ngữ này có mối liên hệ mật thiết với nhau, sẽ không thể thành công nếu thiết đi một trong ba. Idea được coi như là ý tưởng ban đầu, tổng quan câu chuyện mà bạn nghĩ ra. Concept chính là những ý tưởng chắt lọc xác định rõ ràng và đã được kiểm tra về độ tin cậy. Cuối cùng Execution là cách mà doanh nghiệp thực thi ý tưởng thông qua các hoạt động, sự kiện quảng cáo.
Hi vọng với bài viết trên, blog.dammaynho.com đã giúp bạn thấu hiểu hơn về execution và không bị nhầm lẫn trong quá trình lên chiến dịch quảng cáo. Hãy để bình luận nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề gì nhé! Chúc bạn sẽ có nhiều ý tưởng đột phá và những chiến dịch quảng cáo thành công!