Quay lại

Chiến lược Marketing của Omo – Điểm sáng điển hình ngành FMCG

Chiến dịch marketing của Omo

Nhắc đến thị trường bột giặt, không thể không nhắc đến Omo – Thương hiệu bột giặt có thị phần hơn 60%, cao nhất trong tất cả các thương hiệu tại Việt Nam. Sở dĩ áp đảo, chiếm lĩnh phần lớn thị trường bột giặt Việt Nam là do Unilever đã có rất nhiều những chiến lược marketing thu hút. Vậy chiến lược Marketing của Omo có gì nổi bật mà lại được lòng người tiêu dùng như vậy? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chiến dịch marketing của Omo

Bạn biết gì về thương hiệu bột giặt OMO?

Trước khi đi tìm hiểu sâu về chiến lược Marketing của Omo, chúng ta cùng điểm qua một số thông tin về thương hiệu bột giặt này nhé!

1. Vài nét về Unilever – Ông trùm ngành hàng FMCG

Những thương hiệu như Omo, Lipton, Dove hay Comfort chắc chắn không còn quá xa lạ với người tiêu dùng và Unilever chính là công ty đứng đằng sau những thương hiệu đình đám này. Đây là một tập đoàn lớn đa quốc gia được thành lập vào năm 1930 và có trụ sở chính đặt tại Rotterdam, London. Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ về mặt hàng chủ yếu là ngành FMCG 

Chiến dịch marketing của Omo

Vào năm 1995, Unilever tấn công vào thị trường Việt Nam với vốn đầu tư hơn 300 triệu USD và một nhà máy sản xuất đặt tại Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay các sản phẩm của Unilever phủ sóng hầu hết các ngành hàng tại Việt Nam, tiêu biểu như một số sản phẩm: Omo, P/S, Clear, Lifebuoy, Sunsilk,….

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn tại Việt Nam. Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối.

Chiến dịch marketing của Omo

2. Giới thiệu về bột giặt Omo

Omo chính là một trong những sản phẩm chủ lực của ông lớn Unilever trên thị trường Việt. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất mang đến hiệu quả cao trong việc tẩy rửa, kết hợp với giá thành phải chăng, Omo đã nhanh chong chiếm được lòng tin yêu của người tiêu dùng.

Theo thống kê, cứ mỗi giây lại có 4 gói Omo được bán ra phục vụ cho 44 triệu dân Việt Nam trên mọi miền tổ quốc. Để có được con số đánh nể như thế trong ngành hàng FMCG đầy cạnh tranh, chắc hẳn chiến lược marketing của OMO phải vô cùng thu hút, sáng tạo và đầu tư.

Chiến dịch marketing của Omo

Chiến lược marketing của OMO – Điểm sáng điển hình ngành FMCG

1. Chiến lược Marketing của Omo về sản phẩm

Có thể nói, Unilever đã vô cùng thông thái trong việc áp dụng chiến lược sản phẩm cho Omo. Ban đầu, khi mà khái niệm giặt giũ chưa được phổ biến, ông lớn này chọn cách đánh trực tiếp vào chất lượng sản phẩm với 2 yếu tố “Trắng và sáng – Điều mà người tiêu dùng đang vô cùng quan tâm.

Đến khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu khách hàng tăng cao, họ cần nhiều hơn là trắng và sáng, Omo đã rất nhanh nhạy cho ra những dòng sản phẩm phù hợp kết hợp hương thơm dịu nhẹ. Và hiện tại, khi mà nhà nhà sử dụng máy giặt để làm sạch quần áo, Omo cũng nhanh chóng đưa ra sản phẩm nước giặt hòa tan, sạch nhanh chóng phù hợp để người tiêu dùng lựa chọn.

Chiến dịch marketing của Omo

Bên cạnh chất lượng, thiết kế và chất liệu bao bì cũng được ông lớn này làm vô cùng chỉn chu từ thiết kế bao bì đẹp mắt đến các loại kích thước đa dạng cùng nhiều loại chất liệu khác nhau mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Liên tục nghiên cứu, cải biến sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng cùng với chất lượng dịch vụ tốt chính là điều giúp chiến lược Marketing của Omo về sản phẩm thành công.

2. Chiến lược Marketing của Omo về giá

Ở thị trường Việt, giá là yếu tố vô cùng nhạy cảm khi 80% người tiêu dùng sống ở vùng nông thôn với thu nhập không cao. Thế nên các sản phẩm với mức giá tốt sẽ dễ dàng được lựa chọn hơn cả.

Chiến dịch marketing của Omo

Nhận biết được điều này, trong 5 năm đầu ra mắt, chiến lược Marketing của Omo về giá chính là bình ổn, giữ giá cho dù nhiều đối thủ khác đều tăng. Nhãn hiệu này luôn tối ưu hóa tất cả các yếu tố từ sản xuất, vận chuyển, đến truyền thông nhằm tối ưu chi phí mang đến cho khách hàng mức giá phù hợp nhất.

Ở thị trường nhạy cảm về giá, hãy khiến cho sản phẩm của bạn trở nên quen thuộc uy tín với khách hàng trước rồi bắt đầu điều chỉnh giá, như vậy sẽ giúp bạn xây dựng một lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

3. Chiến lược Marketing của Omo về phân phối

Từ khi đặt chân vào thị trường Việt Nam, Unilever đã tận dụng được các kênh bán hàng có sẵn như hệ thống các chợ, các nhà bán buôn với hơn 100.000 địa điểm. Nhờ vậy, các sản phẩm của Unilever dễ dàng tìm thấy trên khắp các ngõ ngách của miền quê Việt. Để cho sản phẩm được nổi bật, chuyên nghiệp, tại các điểm bán lẻ, Unilever còn cung cấp các loại tủ trưng bày đẹp mắt.

Đến khi mà thị trường dần tiếp cận với các kệnh hiện đại như siêu thị cửa hàng lớn, Unilever cũng rất nhanh chóng kết hợp đểu bày bán sản phẩm của mình.

Chiến dịch marketing của Omo
Một chiến lược Marketing của Omo phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần cho sản phẩm lưu thông thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với người mua. Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và góp phần chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm.

4. Chiến lược Marketing của Omo về truyền thông

Sản phẩm có được sự thành công như ngày hôm nay chính là nhờ các chiến lược Marketing của Omo. Thành công trong việc mở cho mình một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu.

Chiến dịch marketing của Omo

Nhớ những ngày đầu tiên xâm nhập thị trường Việt Nam, chiến lược Marketing của Omo mở đầu bằng những mẩu quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình. TVC đặc trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng bột giặt Omo. Quảng cáo được lập đi lập lại khiến cho hầu hết người tiêu dùng đều nhớ nằm lòng nhãn hiệu Omo.

Ngoài chiến lược quảng cáo “dội bom” trên truyền hình, báo chí, Omo còn kết hợp với hàng loạt hoạt động marketing khác để quảng bá thương hiệu. Năm 2002 đánh dấu sự ra đời của một chương trình PR thành công của Omo, được dân trong nghề đánh giá cao là chương trình “Omo áo trắng ngời sáng tương lai”. Chương trình này vẫn được duy trì đế tận bây giờ vì nó vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing lớn.

Chiến dịch marketing của Omo

Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới của Omo với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. Omo thực sự định vị trên một tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Mai, brand manager của Omo cho biết: “Omo đựơc định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị này”.

Thật vậy, Omo đã qua thời quảng bá thương hiệu với tính năng của sản phẩm, họ đã tạo được “brand awareness” tức sự nhận biết thương hiệu đối với khách hàng. Và đây là lúc họ bước vào thời kỳ “cao cấp” hơn: củng cố thương hiệu và xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu.

Hàng loạt chương trình Marketing của Omo ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như “ngày hội những chiếc túi tài năng”, “OMO áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi “Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết… Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt với khách hàng.

Chiến dịch marketing của Omo
Có thể nói chiến lược Marketing của Omo đã thành công khi tự định vị trên một tầm mới, hay nói vui là từ thời kỳ thô sơ đã bước vào thời kỳ hiện đại. Trong khi đó, đối thủ của họ là Tide vẫn còn ở tầm định vị về năng lực tẩy trắng, tức giới thiệu tính năng sản phẩm. Chúng ta có thể thấy rõ chiến lược tấn công với Omo và Viso. Khi Omo còn định vị là trắng sạch thì Viso “được hiểu như” một loại bột giặt rẻ tiền dành cho người tiêu dùng bình dân.
Vậy nên thành công của thương hiệu không chỉ dường lại ở chất lượng, đó còn là cách định vị, cách truyền tải thông điệp đến với khách hàng mục tiêu.

Nhìn chung các chiến lược Marketing của Omo luôn đi đầu trong việc “Tạo ra những sản phẩm vượt trội” cùng “Câu chuyện ý nghĩa” khiến cho các thương hiệu trong ngành FMCG khó có thể “Qua mặt” . Sau này rất có thể những đối thủ cạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ, song Omo có lợi thế là người tiên phong trên thị trường, mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí khách hàng.

>>> Những chiến dịch Marketing tết “đình cao” từ những thương hiệu hàng đầu