Quay lại

Marketer thứ thiệt chắc chắn phải nằm lòng 15 thuật ngữ marketing dưới đây

Thuật ngữ Marketing

Marketing là một ngành nghề phổ biến và có xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường thì đều cần đến những marketer chuyên nghiệp. Nhưng trước hết để trở thành một marketer, bạn cần phải có hiểu biết chắc chắn về công việc này và nằm lòng 15 thuật ngữ marketing. Hãy cùng Blog.dammaynho.com tìm hiểu những kiến thức giúp marketer vững vàng hơn trong chuyên môn của mình nhé.

15 thuật ngữ marketing Marketer nên biết 

1. Inbound marketing (Tiếp thị trong nước) 

Inbound marketing hay được gọi là tiếp thị trong nước tập trung vào việc khách hàng tìm kiếm thông tin, sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các nguồn và kênh khác nhau thay vì bạn phải đi tìm họ (ví dụ như trang web). Inbound sẽ bao gồm các công việc sáng tạo ra những nội dung chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng tiêu dùng sản phẩm. Sẽ khác với việc nỗ lực tiếp thị như quảng cáo và email nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Với quy trình tiếp thị trong nước sẽ giúp bạn có thêm khách hàng mới và tạo ra tệp khách tiềm năng. 

2. Content Marketing (Tiếp thị nội dung) 

Thuật ngữ marketing tiếp thị nội dung được hiểu là một quá trình thu hút, giữ chân khách hàng thông qua những bài viết hữu ích thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm của đối tượng cụ thể. Nội dung được thể hiện qua những bài viết trên diễn đàn, blog, website, sách điện tử, sách báo,… hay bất cứ công cụ nào có thể cung cấp được nội dung tới khách hàng. 

Quá trình tiếp thị nội dung phải diễn ra liên tục, có kế hoạch cụ thể trong việc phát triển và phân phối nội dung phù hợp với mục tiêu, nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Một chiến dịch tiếp thị nội dung tốt có thể đem về cho doanh nghiệp tệp khách hàng mới và lâu dài. 

3. Social Media Marketing (Truyền thông xã hội) 

Thời đại công nghệ phát triển thì xu hướng truyền thông marketing có nhiều biến chuyển. Thay vì trước đây, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu hoạt động truyền thông offline bằng các banner, bảng hiệu hoặc đơn thuần như TVC quảng cáo thì hiện nay truyền thông qua mạng xã hội đang ngày một phát triển mạnh mẽ, tất thảy dựa trên hành vi của khách hàng. Thuật ngữ marketing truyền thông xã hội là quá trình sử dụng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter,.. làm kênh để truyền tải nội dung, thông điệp gián tiếp giúp tăng lưu lượng truy cập tới trang web của doanh nghiệp. 

Mục tiêu của truyền thông xã hội là khuyến khích khách hàng theo dõi, comment, chia sẻ nội dung doanh nghiệp trên các kênh xã hội của họ.

truyền thông xã hội

4. Qualified Lead  ( khách hàng tiềm năng)

Khách hàng tiềm năng là một thuật ngữ marketing chỉ nhóm đối tượng có nhu cầu, mong muốn với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Là một marketer, bạn cần có những hoạt động để phát triển được mối quan hệ và tạo động lực để đến khi nhóm khách hàng đưa ra hành động có lợi cho doanh nghiệp. Ngày nay, khách hàng được đánh giá là những người tiêu dùng thông minh, họ sẽ luôn tìm hiểu kỹ về sản phẩm và xây dựng niềm tin với thương hiệu trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 

khách hàng tiềm năng

5. Buyer Behavior (Hành vi người mua) 

Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ đối tượng khách hàng và nghiên cứu về thị trường. Bạn có thể đưa ra những lý luận về tính cách, hành vi hiểu được khách hàng là ai và nên sử dụng phương pháp tiếp cận nào cho phù hợp nhất. 

Hiện nay, một trong những công cụ giúp tối ưu việc lưu trữ thông tin khách hàng và sử dụng dữ liệu thông minh hơn thì bạn không nên bỏ qua Hubspot.  

hành vi người mua

6. Workflow (Quy trình làm việc)

Workflow là thuật ngữ marketing nghe có phần tương đối mới nhưng thực chất được hiểu như các tác động của doanh nghiệp khi khách hàng phát sinh những nhu cầu trên trang web. Những tác động này nhằm bám đuổi, kết nối thông tin đến khi khách hàng đó đưa ra quyết định cụ thể trên website của bạn. 

Ví dụ: Khi một người tải xuống hình ảnh hoặc điền vào biểu mẫu có sẵn trên trang web của bạn, marketer có thể thiết lập quy trình gửi mail tự động hoặc kết nối những thông tin quan trọng để giữ họ kết nối và quan tâm tới doanh nghiệp. 

Quy trình làm việc

7. Responsive Website (Trang web đáp ứng) 

Website được ví như ngôi nhà của doanh nghiệp, ngôi nhà khang trang, tiện nghi đáp ứng được nhu cầu của nhiều người thì đó là website tốt. Một trang web đáp ứng cần được trước hết phải phù hợp với nhiều thiết bị sử dụng (điện thoại, laptop hay máy tính bàn,..) với tốc độ truy cập cao đem đến sự hài lòng trong quá trình trải nghiệm hay tương tác với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp. 

Trang web đáp ứng

8. Pay – Per – Click (PPC) 

Thay vì tăng lượt traffic một cách tự nhiên thông qua nội dung thì doanh nghiệp sử dụng tiền chi trả cho google để giúp các bài viết, website của mình được hiển thị lên top đầu. Với thuật ngữ marketing PPC có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải trả tiền mỗi khi khách hàng click vào tiêu đề bài viết có chữ “Quảng cáo” hoặc “Ad” trên đầu và những nội dung quảng cáo thì sẽ tiếp cận tới khách hàng nhanh chóng hơn.

Pay-per-click

9. Landing Page ( Website một trang) 

Website một trang là website chỉ có một trang đích được thiết kế thường để quảng bá thương hiệu, tạo chuyển đổi (bán hàng) giúp khách hàng truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng. Và thường Landing Page chỉ chứa 1 đến 2 sản phẩm mà khách hàng thường quan tâm, muốn tìm hiểu, có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. 

Ví dụ một số Landing Page như: Bất động sản, tài chính, thực phẩm chức năng, nội thất thi công,…

Website một trang

10. Search Engine Optimization (SEO)

Thuật ngữ marketing SEO hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp website của doanh nghiệp có thứ bậc cao trong kết quả tìm kiếm (chỉ xếp sau các trang web quảng cáo). Để làm SEO tốt, trước hết Marketer cần nghiên cứu hành vi khách hàng, hiểu được nhu cầu của thị trường Biết được họ đang tìm kiếm gì, từ khóa trọng tâm và nội dung họ muốn tìm hiểu. 

SEO

11. Analytics (Phân tích) 

Analytics là công cụ quan trọng được sử dụng để đo lường sự thay đổi trên trang web của bạn. Với công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra xem khách hàng làm gì trên website, thời gian họ tìm hiểu nội dung, phương tiện nào họ ưu tiên sử dụng,… Sau cùng bạn có thể biết được nhóm khách hàng tiềm năng với trang web của mình. Analytics bao gồm các báo cáo, biểu đồ (số liệu) có thể được sử dụng giúp cải thiện trang web và trải nghiệm người dùng. 

Phân tích

12. Bounce rate (Tỷ lệ số trang không truy cập) 

Một website sẽ có nhiều cánh cửa, khách hàng có thể vào website chính của bạn nhưng không tìm hiểu các nội dung khác bên trong mà rời đi luôn, đây là tỷ lệ số trang không được truy cập. Việc nắm được tỷ lệ trang không truy cập giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng trang web đã mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng hay chưa.

Tỷ lệ số trang không truy cập

13. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi) 

Tỷ lệ chuyển đổi là thuật ngữ Marketing online biểu thị cho hành động của khách hàng khi truy cập vào trang web và phát sinh nhu cầu mua, đặt hàng.

Ví dụ như khách hàng nhấp vào nút call, zalo, messenger hay bất cứ công cụ nào liên hệ tới doanh nghiệp. 

Tỷ lệ chuyển đổi

14. Meta Description (Mô tả thẻ Meta)

Thẻ Meta là một phần quan trọng quyết định đến hành vi có nhấp vào bài viết của bạn hay không và có vị trí nằm dưới liên kết trang web trong phần kết quả tìm kiếm. Thẻ meta mô tả ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn nội dung bài viết giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về nội dung trước khi nhấp vào bài viết. 

Mô tả thẻ Meta

15. Key Performance Indicators (KPI) 

KPI giúp bạn theo dõi tiến độ công việc được đề ra và làm thế nào để đạt được mục tiêu marketing của bạn. Chìa khóa để có một KPI tốt là đưa ra KPI phù hợp với ngành và mục tiêu kinh doanh của bạn.

KPI

Hi vọng với bài viết về thuật ngữ Marketing giúp những Marketer tương lai có những bước đi tự tin hơn trong nghề. Hãy để Blog.dammaynho.com đồng hành cùng bạn với chiến lược marketing thông minh nhé!

>>> Bật mí 10 chiến lược tối ưu UX – Trải nghiệm người tiêu dùng tốt nhất