Mỹ Tâm, Sơn Tùng hay Độ Mixi,… họ là Influencer hay là một KOL? Influencer và KOL – Hai khái niệm rất dễ bị đánh đồng với nhau. Tuy cùng chỉ người có tầm ảnh hưởng trong những lĩnh vực cụ thể nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt. Cùng Blog.dammaynho.com phân biệt hai khái niệm này qua 4 điểm dưới đây nhé!
4 điểm khác biệt giữa Influencer và KOL
Influencer được biết đến là một người có sức ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội như youtube, facebook, instargram,…. Do đó, bất kỳ người dùng có lượng fan khủng đều có thể trở thành Influencer.
Với KOL, họ chính là những người mà bạn hay gặp trên các phương tiện truyền thông, báo đài. Họ được theo dõi nhờ chuyên môn và tài năng. Nghe thì có vẻ Influencer và KOL khá tương đồng nhưng xét chi tiết thì đây lại là 2 khái niệm riêng biệt.
1. Influencer và KOL có kênh hoạt động riêng
Influencer rất có sức ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội, vậy nên đây cũng là kênh mà họ tạo nên những hoạt động truyền thông quảng bá. Ví dụ như các beaty blogger, họ thường đăng tải review các loại mỹ phẩm, son môi,….
Khác với họ, KOL lại hoạt động trên các kênh báo đài, tivi, radio, họ cũng là những người mà báo chí luôn quan tâm, săn đón. Dễ có thể thấy các KOL vô cùng nổi tiếng và đắt giá tại Việt Nam như ca sĩ Sơn Tùng, Mỹ Tâm,……
2. Khả năng tương tác cho sản phẩm quảng bá
Như bạn biết những KOL là những ca sĩ, diễn viên họ có tài năng và nổi tiếng tuy nhiên họ sẽ không thực sự am hiểu về sản phẩm. Việc đại diện cho các nhãn hàng chỉ đơn giản là họ thấy nó tốt và sử dụng chúng.
Ngược lại những Influencer lại là những người vô cùng am hiểu trong lĩnh vực của họ. Họ đủ chuyên môn để giải đáp và tư vấn đến với tệp khách hàng của bạn.
Vậy nên về khả năng tương tác hỏi đáp về sản phẩm giữa Influencer và KOL thì Influencer sẽ tương tác tốt hơn. Hay nói cách khác, nếu như bạn muốn tăng độ nhận diện thương hiệu thì nên lựa chọn KOL cho chiến dịch, còn nếu muốn thúc đẩy doanh số bán hàng, nên kết hợp với những chuyên gia trong lĩnh vực đó.
3. Influencer và KOL sẽ có lượng người theo dõi khác nhau
Cả Influencer và KOL đều sẽ có lượng người theo dõi dựa trên lĩnh vực họ hoạt động. Tuy nhiên do đặc thù chỉ làm content trong một số lĩnh vực chuyên môn nên lượng người theo dõi của Influencer thường khiêm tốn hơn so với KOL. Ví như bạn là một người có chuyên môn và đang làm content về chế độ eat clean, bạn sẽ có các fan đam mê và yêu thích đến hình thức này, còn với những ca sĩ, diễn viên sẽ có các fan trong mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, độ tuổi,..
Một Influencer sẽ phân loại dự trên lượt theo dõi:
- Nano influencer: 0 – 10.000 người theo dõi
- Micro influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi
- Macro influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi
- Mega influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi
Với các KOL, lượng người theo dõi thường từ influencer Macro trở lên.
4. Influencer và KOL có giành bao nhiêu thời gian quảng bá cho sản phẩm?
Được nhận định là chuyên gia trong một lĩnh vực nên công việc của họ đa phần sẽ liên quan đến chuyên môn. Vậy nên nó đòi hỏi họ giành phần nhiều thời gian vào việc lên kịch bản, sản xuất video, content truyền tải đến độc giả.
Bên cạnh đó, KOL lại có những lĩnh vực chuyên môn riêng, họ tạo dựng niềm yêu thích với khán giả để họ tin yêu và ủng hộ những sản phẩm mà họ đại diện. Thế nên họ không giành thời gian quảng bá cho sản phẩm quá nhiều.
Tóm lại, Influencer và KOL đều là những người có chuyên môn, có tầm ảnh hưởng với thế mạnh riêng. Vậy nên, tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch mà thương hiệu cần để lựa chọn Influencer và KOL hợp lý.
Những ví dụ cụ thể giúp bạn nhận diện Influencer và KOL
Để độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về 2 loại hình hoạt động này, bài viết sẽ đưa ra những gương mặt vô cùng điển hình của Influencer và KOL hiện nay.
Với KOL, bạn có thể thấy nhóm nhạc toàn cầu BTS. Họ hoạt dộng trong lĩnh vực âm nhạc đồng thời dấn thêm thêm nhiều lĩnh vực khác như MC, diễn viên,….Tuy không có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực điện thoại, đồ uống nhưng họ vẫn được các ông lớn như Samsung, Louis Vuitton,… lựa chọn là gương mặt quảng bá, đại diện cho nhãn hàng.
So với KOL, Influencer chính là những nhà chuyên môn trong lĩnh vực riêng như Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn với sự am hiểu về thời trang, Võ Hạ Linh với sự am hiểu về các loại mỹ phẩm hay hot girl 7 thứ tiếng Khánh Vy. Thay vì trở thành đại sứ nhãn hàng, họ chỉ quảng bá giới thiệu sản phẩm một cách chân thực nhất đến người tiêu dùng. Đôi khi không cần các nhãn hàng booking, họ có thể giới thiệu các sản phẩm chất lượng và nhận hoa hòng qua affiliate.
Lưu ý: Một KOLs cũng có thể là Influencer nếu họ vừa là người nổi tiếng của công chúng lại vừa hoạt động tích cực trên các kênh mạng xã hội (Instagram, facebook, youtube, Zalo …) điển hình như Ngọc Trinh. Cô vừa là một KOLs nổi tiếng ở lĩnh vực người mẫu vừa là một Influencer bởi Ngọc Trinh đã lấn sang lĩnh vực youtuber và có lượng fans ủng hộ trên mạng xã hội đông đảo (với hơn 1 triệu người đăng ký tại youtube) về các video đập hộp, ăn uống,….
Trên đây là những điểm khác nhau giữa Influencer và KOL cùng một vài ví dụ. Hy vọng nó hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công.
>>> Làm thế nào để trở thành KOL vạn người mê? – 6 yếu tố tuyệt đối không thể bỏ qua