Tìm hiểu về hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect) trong Marketing

Vào năm 2005, tất cả các sản phẩm của Apple Computer đều có doanh số tăng chóng mặt. Doanh số chung tăng 68% so với năm trước. Lợi nhuận cũng tăng 384%, và cổ phiếu trên 177%, một con số vô cùng đáng nể để mọi người nghĩ rằng chắc hẳn ông lớn này đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho việc truyền thông tất cả các sản phẩm. Tuy nhiên thực tế thì Apple đã lợi dụng hiệu ứng lan tỏa, chỉ tập trung truyền thông duy nhất chiếc iPod để thúc đẩy doanh số.

hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Vậy hiệu ứng lan tỏa là gì, nó đã được các ông lớn trên thị trường ứng dụng như thế nào? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Hiểu chi tiết về hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Nhìn những người có vẻ ngoài chỉn chu, sang trọng, chúng ta thường nghĩ họ ắt hẳn rất thành công, tài năng như một quán tính dù chưa biết rõ thực hư. Hay với một thương hiệu, chỉ cần một sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, về hình thức, chúng ta đã Auto cho tất cả các sản phẩm ở đây đều sẽ có chất lượng tương xứng như vậy.

Đó chính xác là hiệu ứng lan tỏa hay còn được gọi là Halo Effect. Nó chỉ ra rằng, nếu bạn có ấn tượng tốt với một người thì bạn sẽ có xu hướng chỉ nhìn vào điểm tốt của người ấy. Ngược lại, nếu như đã có ác cảm với ai đó thì ta sẽ chỉ nhìn vào mặt xấu mà bỏ quên đi những ưu điểm, thành tích của họ.

hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Doanh nghiệp cùng quá trình áp dụng hiệu ứng lan tỏa

Tận dụng yếu tố tâm lý đó kết hợp cùng với những điểm mạnh của công ty, rất nhiều doanh nghiệp đã thành công áp dụng hiệu ứng lan tỏa, thu về nguồn thu đánh ngưỡng mộ. Áp dụng vào chiến lược Marketing, doanh nghiệp chỉ cần tập trung tiếp thị những sản phẩm chất lượng hay những dịch vụ có hiệu suất cao.

Đến khi người tiêu dùng có những trải nghiệm tích cực với sản phẩm bạn truyền thông, họ sẽ có cảm giác như “Tìm được chân ái về nhãn hàng” và trở thành những khách hàng trung thành cho thương hiệu và lựa chọn các sản phẩm khác của doanh nghiệp.

hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)
Halo effect thực chất là hiệu ứng lan tỏa đến khách hàng. Một khi khách hàng ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm đầu tiên của bạn thì họ sẽ đi theo ấn tượng đó rất lâu. Trong tâm lý của khách hàng, khi sản phẩm đầu tiên tốt thì họ sẽ cho rằng các sản phẩm sau sẽ tốt. Nếu sản phẩm sau của doanh nghiệp không tốt, ấn tượng ban đầu sẽ bù đắp cho nó. Ngược lại, nếu khách hàng có ấn tượng không tốt về sản phẩm của doanh nghiệp, nó sẽ kéo dài trong tâm lý khách hàng. Điều này, gây khó khăn vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp chỉ tập chung vào duy nhất 1 chất lượng dịch vụ mà cần tạo nên một hệ thống sản phẩm chất lượng.

Ứng dụng hiệu ứng lan tỏa trong Marketing thường thấy

1. Tận dụng hiệu ứng lan tỏa từ người nổi tiếng

Với sự xinh đẹp, tài năng những người nổi tiếng không chỉ được đánh giá cao mà còn có thể dễ dàng chiếm trọn niềm tin yêu của khách hàng. Chỉ cần là những gì họ giới thiệu, những Fan hâm mộ sẵn sàng chi tiêu. Đó cũng chính là lý do tại sao các nhãn hàng lại đua nhau lựa chọn KOLs cho sản phẩm dịch vụ của công ty.

Ví dụ điển hình của việc ứng dụng hiệu ứng lan tỏa trong trường hợp này chính là BTS đã quảng cáo cho sản phẩm “Xylitol” trong chiến dịch “Smile to Smile”.

hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Chúng ta đều biết BTS là nhóm Idol hot nhất nhì Kpop với các bản hit tính bằng trăm triệu view và một lưu lượng fan hùng hậu. Halo Effect xuất hiện ở chỗ: Fan hâm mộ BTS yêu thích sự dễ thương, tài năng của 7 anh chàng nhà Bighit vì thế cũng tự nhiên yêu thích luôn những khía cạnh khác của BTS –  bao gồm cả thương hiệu mà nhóm idol này đại diện. Vì vậy, sự xuất hiện của BTS đã khiến cho những lọ kẹo Xylitol bỗng nhiên trở nên “tốt hơn, uy tín hơn” trong mắt công chúng hay thậm chí nhiều bạn lựa chọn loại kẹo này chỉ vì “muốn được giống idol hay muốn ủng hộ họ” mà thôi.

Lưu ý: Để mang đến hiệu quả quảng cáo tốt nhất, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng hình ảnh cá nhân của họ với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

2. Xây dựng lợi thế trong một ngành hàng

Nếu như những doanh nghiệp nhỏ trong một ngành hàng cố định chỉ cần tập trung phát truyền thông một sản phẩm thì các tập đoàn đa quốc gia cần phải tập trung vào một ngành hàng lớn mới có thể tạo được tiếng vang cho thương hiệu.

Một dấu ấn khó phai trong việc áp dụng hiệu ứng lan tỏa tạo nên thương hiệu phải kể đến tập đoàn Vingroup. Với sự thành công trong lĩnh vực bất động sản cùng những cái tên quá quen thuộc như Vincom, Vinhomes,… đã giúp ông lớn này tạo dựng được một thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Thông qua đó các cái tên như VinEco, Vinfast, Vinmec,… đều được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

3. Giành cho thương hiệu những giải thưởng

Việc doanh nghiệp nhận được những giải thưởng đến từ những tổ chức uy tín cũng là một ứng dụng của hiệu ứng lan tỏa. Nó chính là yếu tố giúp thương hiệu trở nên uy tín hơn trong mắt công chúng rất nhiều. Thay vì việc truyền thông miệng về chất lượng sản phẩm, tôi đã được kiểm chứng bởi các thương hiệu uy tín.

Như vậy là bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu ứng lan tỏa để có thể tận dụng triệt để nó trong quá trình làm truyền thông. Chúc bạn thành công!

>>> Marketing MIX là gì? Nó “tiến hóa” như thế nào trong những năm qua?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *