FOMO trong marketing – Bẫy tâm lý cho hoạt động kinh doanh hiệu quả

Bạn chỉ muốn mua một chiếc áo, ấy thế nhưng khi truy cập vào trang web, fanpage của doanh nghiệp bạn lại quyết định mua ngay một đôi giày với giá gấp nhiều lần. Doanh nghiệp làm thế nào để được hiệu quả như vậy. Đó chính là nhờ việc áp dụng “Bẫy tâm lý” FOMO trong marketing.

Vậy cụ thể FOMO trong marketing là gì, doanh nghiệp đang áp dụng nó như thế nào? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

FOMO trong marketing

Cập nhật khái niệm FOMO trong Marketing

FOMO (Fear of missing out) là một thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ đánh mất cơ hội. Thuật ngữ FOMO được đặt ra vào năm 1996, trước khi phương tiện truyền thông xã hội chiếm lĩnh cuộc sống của chúng ta, bởi chuyên gia hành vi người tiêu dùng Dan Herman. FOMO là biểu hiện tâm lý căng thẳng mà mọi người gặp phải khi họ tin mình đang bỏ lỡ hoặc bị loại khỏi những trải nghiệm thú vị mà người khác đang có. Do đó người rơi vào hội chứng này thường đưa ra các quyết định thiếu lý trí dựa vào mong muốn “được ăn cả” của mình.

Thực tế đã chứng minh, không một ai muốn mình bị bỏ rơi hay đứng ngoài cuộc chơi, vậy nên tâm lý này đã xuất hiện trong tâm lý con người từ rất lâu. Chúng ta thường ngại việc tách ra khỏi tập thể, điều đó khiến cho việc hòa nhập, lựa chọn theo đám đông là ưu tiên của rất nhiều người.

Hiệu ứng FOMO trong Marketing được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhằm thu hút khách hàng. Có rất nhiều khách hàng rơi vào trạng thái Fomo Marketing mà không hề hay biết. Fomo trong Marketing thể hiện được sức nặng của nó lớn nhất là trong mua sắm trực tuyến. Website hay những trang mạng xã hội là những nơi dễ khiến khách hàng rơi vào fomo. Chỉ cần thương hiệu đủ nhạy bén nắm bắt tâm lý này sẽ nhận lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.

FOMO trong marketing

Tiềm năng của bẫy tâm lý FOMO trong Marketing

Có đến 80% khách hàng sẽ quyết định mua hàng theo cảm tính, họ thiên về việc “thích” và “muốn” nhiều hơn nhu cầu “cần” sản phẩm. Nếu đánh trúng tâm lý khách hàng bằng “bẫy tiếp tâm lý” Fomo trong Marketing, kết quả sẽ cực kỳ mĩ mãn. Đây cũng là chiêu bài hiệu nghiệm đang được nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ khai thác triệt để.

Hiệu ứng này ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt với thế hệ Gen Z – Thế hệ hoạt động “năng nổ” nhất trên Internet hiện nay. Theo thống kê, khoảng 70% Gen Z sử dụng mạng xã hội sở hữu tâm lý FOMO và trên 50% trong số đó sẽ có hành vi mua hàng vì sợ bỏ lỡ món hàng mà mình ưa thích.

Bên cạnh đó, theo báo cáo từ WeAreSocial, số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam lên tới 72 triệu người (tháng 1/2021) – tương đương 74% dân số Việt Nam. Đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp áp dụng FOMO vào chiến dịch Marketing của mình.

FOMO trong marketing

Ứng dụng của FOMO trong marketing

Như đã nhắc ở phần đầu, việc khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm A nhưng khi dạo qua cửa hàng thì họ lại mua thêm sản phẩm B. Lúc này, hiệu ứng Fomo trong Marketing đã được doạnh nghiệp áp dụng như thế nào?

1. Đưa ra các từ ngữ “Mạnh” tạo yếu tố khan hiếm

Hầu hết các Content quảng cáo đều sử dụng những từ ngữ mạnh để hối thúc khách hàng lựa chọn sản phẩm một cách khéo léo như: Cơ hội cuối cùng, hãy nhanh tay, chỉ còn duy nhất,…..kết hợp trong những khuyến mãi chỉ dành riêng hay duy nhất trong ngày.

Ngoài ra, bạn còn có thể đính kèm theo nó các số liệu về lượng khách mua hàng, lượng khách tìm kiếm. Ví dụ: Hiện tại sản phẩm này nhà em đang rất hot chỉ còn số lượng rất ít trong kho, hay lượng khách hàng đặt vé đi du lịch Phú Quốc thời gian gần đây tăng đến hơn 60%, dự kiến sẽ cháy vé trong 1-2 ngày tới anh chị tranh thủ đặt sớm đi ạ. Chỉ một hoạt động nhỏ như vậy thôi cũng đủ kích thích khách hàng hành động rồi.

FOMO trong marketing

2. Thúc đẩy khách hàng quyết định nhanh với đồng hồ đếm ngược

Hiểu một cách đơn giản là bạn đặt thời gian khuyến mại đếm ngược để tạo một áp lực vô hình thúc giúc khách hàng ra quyết định nhanh trước khi lợi ích mua hàng của họ biến mất. Ở đây bạn nên để những ưu đãi hay những món quà tặng hấp dẫn khiến họ không thể khước từ.

FOMO trong marketing là một chiến dịch được đánh giá rất cao trong việc thúc đẩy hành vi mua. Tuy nhiên nó sẽ chỉ phất huy tốt nhất khi sản phẩm, dịch vụ của bạn đủ tốt. Hãy luôn cố gắng mang đến những sản phẩm tốt kèm những ưu đãi hấp dẫn để thu hút họ nhé. Chúc bạn thành công.

FOMO trong marketing

3. Gia tăng lợi ích nếu như họ đặt hàng sớm

Một vài hứa hẹn đặc biệt chỉ sành riêng cho số ít khách hàng đầu tiên đặt mua sản phẩm, hay giới hạn quà tặng trong khoảng thời gian đặt hàng nhất định cũng là phương pháp hữu hiệu được áp dụng. Vào các ngày lễ đặc biệt, hình thức này thường được áp dụng rất nhiều và rất thành công.

4. Khuấy động tính cạnh tranh của người tiêu dùng

Hiệu ứng Fomo trong Marekting còn được thể hiện qua việc nếu mình không nhanh tay, rất có thể người khác sẽ mua và mình sẽ mất cơ hội. Nhiều doanh nghiệp về du lịch, họ còn để cả thông số những người đang xem cùng dịch vụ họ đang tìm kiếm để việc đưa quyết định diễn ra nhanh chóng hơn.

FOMO trong marketing

5. FREE SHIP – Điều mà mọi khách hàng đều muốn

Với người tiêu dùng Việt, việc bỏ ra 2 – 3 triệu để mua một sản phẩm là chuyện bình thường nhưng để chi trả cho phí ship thì họ lại thấy có phần hơi phí phạm. Vậy nên những sản phẩm miễn phí ship luôn thu hút được phần lớn sự quan tam từ họ. Hãy cho họ biết rằng chỉ cần đặt hàng sớm ngay bây giờ họ sẽ được ưu đãi này nhé.

FOMO trong marketing

FOMO trong Marketing là một hiệu ứng vô cùng tuyệt vời, khi áp dụng đúng nó hoàn toàn có thể giúp bạn tăng cao khả năng chuyển đổi, thúc đẩy doanh số một cách đáng kể. Cùng lưu ngay lại để áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ của công ty nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *