Chiến dịch Digital Display và những sai lầm dễ mắc phải?

Khi triển khai các chiến dịch Digital Display, Web Banner là định dạng marketing không thể thiếu. Ngay từ những ngày đầu có sự xuất hiện của internet, hình thức này đã xuất hiện. Tuy nhiên gần đây lại đem đến hiệu quả không như mong muốn và khó chạy. Nguyên nhân là do đâu? Đọc ngay bài viết này của Blog.dammaynho.com để biết 7 sai lầm mà chiến dịch Digital Display hay mắc phải, tốn chi phí mà không hiệu quả. 

Chiến dịch Digital Display

Xác định sai mục tiêu muốn hướng đến của chiến dịch

Vấn đề đầu tiên khi triển khai bất cứ một chiến dịch marketing nào đó chính là xác định được mục đích muốn hướng đến. Không có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch có thể dịch chuyển sang một hướng khác. Mục tiêu không rõ ràng ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn thông điệp truyền thông, thiết kế banner và thực hiện hoạt động marketing sau này. 

Nhiều đơn vị kinh doanh thường mắc phải lỗi này, thậm chí không lập mục tiêu làm cho chiến dịch Digital Display trở nên bế tắc. Trong quá trình triển khai, các marketer cần chú ý đến 3 mục tiêu. Tương ứng với từng mục tiêu hướng đến, phải có con số cụ thể đo lường kết quả đó. 

  • Awareness: Mức độ nhận diện thương hiệu.
  • Engagement: Sự tương tác của người xem. 
  • Call to Action: Kêu gọi hành động cụ thể. 
Chiến dịch Digital Display

Chưa hiểu rõ về tâm lý, hành vi người dùng mục tiêu

Không hiểu và xác định được đối tượng người dùng mục tiêu của mình, chạy quảng cáo tràn lan vừa lãng phí ngân sách lại không thu về được gì. 

Vậy làm sao để nghiên cứu được tâm lý của Target User? Bên cạnh phân tích yếu tố Demographics (Nhân khẩu học – Giới tính/Tuổi tác/Sở thích) và Classification (Phân loại khách hàng – End User / Decision Maker / Influencer) thì đối với chiến dịch Digital Display, còn cần hiểu cả hành vi, thói quen của họ trên các nền tảng Digital:

  • Nền tảng họ thường truy cập là website nào: Nhằm mục đích chọn nơi đặt Web Banner.
  • Thiết bị dùng để truy cập các nền tảng web (Máy tính/Điện thoại): Đưa ra kích thước banner tối ưu và bắt mắt nhất. 
  • Thời gian truy cập vào các platform là bao lâu: Chọn chiến lược tiếp cận phù hợp. 
  • Số Target User trên từng nền tảng: Ước tính và xác định cách thu hút người dùng mục tiêu, dự kiến ngân sách cần bỏ ra. 
Chiến dịch Digital Display

Nội dung chiến dịch Digital Display dàn trải, thiếu cô đọng

Để tối ưu trải nghiệm cho người dùng, Web Banner dùng trong chiến dịch Digital Display nhất định phải giới hạn về kích thước, không gây cảm giác khó chịu khi quảng cáo. Theo nghiên cứu về hành vi của đa số người dùng platform, thời gian họ để ý đến banner chỉ kéo dài trong vài giây. Nếu lan man dài dòng, nhiều câu từ và không thu hút, họ chắc chắn sẽ bỏ qua.

Người đưa ra thông điệp phải cố gắng thể hiện nó một cách cô đọng tối đa, cân nhắc đâu là thông tin chính cần đưa vào, chỗ nào có thể lược bỏ. Web Banner chọn quảng cáo cần được chọn lọc kỹ và thực sự dễ hiểu, súc tích. 

Chiến dịch Digital Display

Mắc phải lỗi thiết kế cơ bản không đáng có

Không kể các yếu tố về chuyên môn, nhiều khi thiết kế Web Banner còn mắc phải các lỗi cơ bản làm cho chiến dịch trở nên bế tắc: quá nhiều màu làm rối mắt người xem, không có thính thẩm mỹ cao, chưa truyền tải được mục tiêu marketing. 

Hình ảnh trên banner cần đáp ứng được các yếu tố cơ bản:

  • Màu sắc thu hút và kích thích thị giác.
  • Hình ảnh phải hướng đến mục tiêu hay sản phẩm muốn thúc đẩy.
  • Đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về quảng cáo trên nền tảng đặt banner.
Chiến dịch Digital Display

Với kích thước font chữ, từ 10 pt trở lên là đảm bảo được khả năng tương thích, hiển thị rõ ràng trên mobile/desktop. Thêm nữa về bố cục, người thiết kế phải biết cách sắp xếp sao cho nổi bật được thông điệp (chỉnh size lớn), còn thông tin phụ để nhỏ hơn. Sử dụng banner động, tính toán thời gian chữ xuất hiện đủ lâu để người dùng mục tiêu nhìn thấy và có xu hướng chuyển đổi.

Sai lầm khiến chiến dịch Digital Display – Web Banner trở nên bế tắc này tác động trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng mục tiêu. Banner và trang đích cần có sự liên kết và nhất quán về các yếu tố sản phẩm, thông điệp truyền tải, màu chủ đạo trong phong cách thiết kế. 

Một vài ví dụ điển hình cho lỗi sai này như: Banner không đề cập đến sản phẩm./dịch vụ dẫn đến trang đích; Nội dung banner và trang đích không giống nhau… 

Chiến dịch Digital Display

Chưa đánh giá, đo lường được hiệu quả chiến dịch Digital Display

Muốn biết được hiệu quả của chiến dịch Digital Display, người thực hiện nhất định cần nắm rõ các thông số cơ bản để đánh giá trên các platform. Không cần hiểu sâu và chi tiết, những chỉ số bạn cần biết bao gồm: Impression, Clicks, CTR, CPC, CPM, CPD… 

Trước đó, người chạy quảng cáo phải tìm hiểu kỹ về thị trường quảng cáo hiển thị: phương thức hoạt động, cách tính hiệu quả, mức trung bình… Trên mỗi nền tảng và các kênh khác nhau, cách đo lường và đánh giá cũng không giống nhau. 

Chiến dịch Digital Display

Traffic từ Web Banner không được tận dụng để Remarketing

Nếu không tận dụng hình thức marketing tiếp thị lại, mỗi lần chạy quảng cáo cho chiến dịch Digital Display, doanh nghiệp lại tốn thêm nhiều chi phí cho nó. Biết cách lấy nguồn traffic trước đó chạy được chuyển sang các kênh marketing khác giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách. 

Để tận dụng được traffic kéo về từ Web Banner, tại trang đích, người làm nên tạo một biểu mẫu cho khách hàng đăng ký thông tin cá nhân để nhận tư vấn. Hay có thể cài công cụ để retargeting trên Google và Facebook. Rất nhiều người đã ứng dụng phần mềm CRM và đã đem lại hiệu quả rõ rệt. CRM có khả năng đo lường tỷ lệ chuyển đổi, theo dõi hành vi người dùng, hiển thị tương tác và tự động tiếp thị lại… 

Chiến dịch Digital Display

Giải đáp cho câu hỏi “Chiến dịch Digital Display – Web Banner trở nên bế tắc là do đâu?”, chúng tôi đã đưa ra 7 sai lầm thường gặp nhất để bạn nhận diện trong chiến dịch của bản thân. Mong rằng những thông tin hữu ích đó sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí cho kế hoạch của mình, mang lại hiệu quả vượt mong đợi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *