Brand Story – Đâu Là Cách Kể Câu Chuyện Thương Hiệu Đầy Cảm Xúc?

Hầu như chúng ta, ai cũng thích được nghe kể chuyện. Những câu chuyện có nhân vật và sự kiện lúc nào cũng thu hút và để lại nhiều cảm xúc hơn cho người đọc. Chính vì lẽ đó, những người làm Marketing dần đã nhận ra rằng việc truyền tải thông điệp tiếp thị thông qua những câu chuyện thương hiệu đầy cuốn hút là một cách hiệu quả để khách hàng ghi nhớ và tin yêu mình hơn. 

Vậy câu chuyện thương hiệu là gì, và cách nào để kể chuyện mà ai cũng muốn nghe? Hãy cùng dammaynho tham khảo những thông tin dưới đây nhé

Brand Story là gì? Tại sao lại cần có?

Brand Story chính là câu chuyện kể về chính thương hiệu của bạn. Đó có thể là từ thời mới thành lập, bạn đã theo đuổi đam mê, hy sinh như thế nào cho đến lúc phát triển như ngày hôm nay. Hay đó cũng có thể là sứ mệnh cao cả khiến bạn nhiều đêm không ngủ để mang đến những khách hàng của mình. 

Khi bạn xem một bộ phim hay, một câu chuyện kịch tính, chắc chắn bạn sẽ nhớ rất lâu về những tình tiết đó. Vì vậy, nếu câu chuyện của bạn đủ cuốn hút thì khách hàng sẽ ghi nhớ bạn là ai, từ đó nhận diện thương hiệu cũng được nâng cao.

Bí quyết xây dựng “Câu chuyện thương hiệu” hấp dẫn khách hàng

Xây dựng nút thắt cho câu chuyện

Bạn thử đọc câu chuyện dưới đây xem nhé!

Ngày xửa ngày xưa, có một cô Tấm xinh đẹp rạng ngời. Cha mẹ mất sớm nên Tấm phải sống cùng dì ghẻ và em họ. Dì ghẻ và em họ hết mực yêu thương Tấm, luôn tạo mọi điều kiện cho cô sống tốt nhất.

Đến một ngày nọ, hoàng tử tổ chức một lễ hội mời tất cả các cô gái trong vương quốc tham gia. Vì vẻ xinh đẹp của mình, Tấm được hoàng tử mời nhảy cùng. Chàng si mê vẻ đẹp của cô nên đã cầu hôn ngay trong buổi tiệc. Kể từ đó, Tấm trở thành hoàng hậu và sống sung sướng cùng hoàng tử đến cuối đời.

Đây là một câu chuyện có đầy đủ mở đầu, thân bài và kết thúc, nhưng bạn thấy nó có đủ hấp dẫn?

Chắc hẳn nếu đọc một câu chuyện như vậy, bạn sẽ dễ dàng quên ngay sau đó vì chẳng có gì thú vị. Lý do là vì câu chuyện trên đã thiếu đi phần nút thắt nổi bật để đẩy sự việc lên đến cao trào. Người đọc sẽ có cảm xúc đồng cảm, sợ hãi, tức tối khi cô Tấm gặp chuyện chẳng lành. Và rồi họ sẽ lại thở phào nhẹ nhõm khi thấy cô Tấm cuối cùng cũng có được hạnh phúc bên người mình thương.

Vì vậy, câu chuyện thương hiệu của bạn muốn được khách hàng nhớ tới thì bạn phải thêm những kịch tính, cao trào, như là doanh nghiệp của bạn đã phải đương đầu biết bao nhiêu thử thách, những lần bạn đã thất bại, những thứ bạn phải đánh đổi… Bạn càng chân thành bao nhiêu, khách hàng sẽ càng trân trọng và tin tưởng bạn bấy nhiêu.

Câu chuyện thương hiệu cần có những cao trào
Câu chuyện thương hiệu cần có những cao trào

Phải có ý nghĩa

Câu chuyện bạn kể, chắc chắn phải có một ý nghĩa cao đẹp nào đó ẩn chứa ở đằng sau. Câu chuyện không có ý nghĩa là câu chuyện về cô Tấm đã kể ở bên trên: hời hợt và dễ bị quên lãng.

Vì vậy, trước khi bắt tay vào kể một câu chuyện thương hiệu, bạn hãy tự hỏi bản thân xem Tại sao tôi lại kể câu chuyện này? Ý nghĩa đằng sau tôi muốn truyền đạt cho mọi người là gì? Câu chuyện này mang lại giá trị gì cho người nghe? Trả lời được hết những câu hỏi trên thì bạn hãy bắt tay vào viết. 

Phải cảm động

Để câu chuyện thương hiệu của bạn đi vào lòng người nghe, nó phải được xuất phát từ chính những cảm xúc thật nhất. Ví dụ như sản phẩm mà bạn cung cấp cho khách hàng là dầu gội đầu.

Bạn có thể cảm xúc hóa sản phẩm lên bằng cách: “Đã bao lâu rồi bạn chưa chăm sóc bản thân mình? Bận bịu cả ngày làm bạn luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi nên nhiều khi chỉ biết vấn tóc lên để che đi mái tóc bết gàu chưa kịp gội và lao đầu vào công việc? Sản phẩm của chúng tôi sẽ thay bạn nâng niu đến từng chân tóc. Mái tóc lúc nào cũng bồng bềnh, cùng hương thơm thoang thoảng chắc chắn sẽ khiến bạn tự tin thể hiện suốt cả ngày dài.”

Câu chuyện thương hiệu cần phải có cảm xúc
Câu chuyện thương hiệu cần phải có cảm xúc

Phải đơn giản

Một lỗi cơ bản của nhiều người là kể một câu chuyện quá dài dòng và có nhiều chi tiết thừa thãi không cần thiết. Để tránh lỗi như vậy, bạn hãy kể chuyện như một đứa trẻ: Đơn giản và ngắn gọn. Đừng cố phức tạp hóa mọi thứ lên, vì khách hàng sẽ không đủ kiên nhẫn để theo dõi hết câu chuyện của bạn. Tốt nhất là mỗi câu chuyện thương hiệu bạn chỉ nên tập trung giải quyết một vấn đề của khách hàng mà thôi.

Để tìm hiểu về các loại content thu hút khách hàng, mời bạn đọc thêm tại đây.

Trên đây là những chia sẻ của dammaynho về những bí quyết để có một Brand Story (câu chuyện thương hiệu) hấp dẫn. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có một câu chuyện thương hiệu hoàn hảo và cuốn hút với khách hàng của mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *