3 cấp độ làm thương hiệu – giá trị vô hình đặc biệt quan trọng

Phát triển thương hiệu là điều mà một doanh nghiệp luôn muốn hướng tới. Việc làm này nhằm phát triển độ bao phủ thương hiệu của mình trở nên quen thuộc với khách hàng.

Từ yếu tố thị trường, yếu tố đặc thù của doanh nghiệp sẽ đưa ra một chiến lược thương hiệu phù hợp. Từ đó tiến hành quảng bá, phát triển thương hiệu và mở rộng mức độ nhận biết thương hiệu tới cộng đồng khách hàng.
Phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài và không hề dễ dàng. Điều này luôn luôn cần một chiến lược rõ ràng và trình tự.

Trên thực tế mỗi doanh nghiệp sẽ có phương pháp chọn làm thương hiệu khác nhau. Ba cấp độ làm thương hiệu sau đây biểu thị cơ bản cho 3 cách làm phổ biến. Mỗi một phương pháp có mức chi phí và mức độ lan toả thương hiệu khác nhau do cách làm và điểm xuất phát khác nhau.

Phát triển thương hiệu cấp độ 1: Hữu xạ tự nhiên hương

Chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên trên hết

Đây là hình thức chỉ chú trọng sản phẩm và chưa quan tâm nhiều đến marketing. Khi sản phẩm đã tốt, khách hàng cũ chính là những marketers hiệu quả nhất để PR tên tuổi sản phẩm. Giai đoạn đầu tiên, khi thương hiệu vừa xuất hiện, ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, tiền đề cho mọi hoạt động.

Trong trường hợp này, chất lượng sản phẩm tốt chính là một cách “làm thương hiệu” rất hữu hiệu. Khi cạnh tranh chưa căng thẳng, thị trường đang mới, khách hàng chưa nhiều lựa chọn thì doanh nghiệp sẽ phát triển ổn định dù chẳng đầu tư truyền thông.

Vấn đề gặp phải của nhóm này đa số giống nhau một điểm như sau:
Bị đối thủ vượt lên chỉ vì tụt hậu về hoạt động marketing. Đối thủ có thể không hơn về sản phẩm, chỉ hơn về cách thức quảng bá về sản phẩm. Thực tế chất lượng sản phẩm sẽ bị chi phối khá nhiều về marketing. Marketing vốn là cuộc chiến về cảm nhận.

Phát triển thương hiệu cấp độ 2: Kinh doanh đi trước, thương hiệu theo sau

Các doanh nghiệp này tập trung vào kinh doanh một thời gian dài, sau khi thành công rồi mới quay lại chuẩn hoá về thương hiệu.
Có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn hơn nhiều cũng làm tương tự thế này. Làm, sai, điều chỉnh. Tái cấu trúc cơ cấu sản phẩm, ưu tiên nhóm khách hàng mục tiêu. Thu hẹp để mở rộng.

Xây dựng thương hiều bền vững nhờ nền tảng kinh doanh từ đầu

Thực ra đây là cách branding khá bền vững – thương hiệu lấy nền tảng kinh doanh làm lõi. Tập trung ưu tiên nhóm khách hàng mục tiêu với nhóm sản phẩm chiến lược. Các nhà chuyên môn thường gọi đó là Brand positioning – định vị thương hiệu.

Phát triển thương hiệu cấp độ 3: Làm chuẩn từ gốc

Đây là một cách làm chắc chắn, chủ doanh nghiệp có chiến lược định vị thương hiệu rõ ràng, chuẩn quốc tế. Áp dụng ngay từ đầu song song cùng lúc triển khai chiến lược kinh doanh. Các mục tiêu và công cụ của thương hiệu bám rễ vào mục tiêu kinh doanh, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu này. Các kế hoạch tiếp thị mang tính mục tiêu, chiến lược tiếp thị đều có sự kết nối từ định vị thương hiệu đã chỉ ra trước đó.

Nhận diện thương hiệu tốt giúp khách hàng luôn có ấn tượng tốt với sản phẩm của bạn

Ưu điểm của điều này là ngay từ đầu doanh nghiệp đã hiểu rõ con đường đi từng giai đoạn của lộ trình xây dựng thương hiệu. Việc này sẽ tránh những hiểu lầm, tranh cãi nội bộ về cách thức và mục tiêu triển khai.

Cả 3 cấp độ branding trên khác nhau về điểm xuất phát và hiệu quả. Giống nhau về phương châm hành động – lấy sản phẩm và năng lực doanh nghiệp làm gốc. Cách làm thương hiệu bài bản kết hợp một sản phẩm tốt sẽ sản sinh ra những thương hiệu mạnh.

Việc lựa chọn phương thức hoạt động sẽ tùy thuộc vào tình hình của mỗi doanh nghiệp. Khi mà các chiến dịch cụ thể được lên kế hoạch rõ ràng thì  triển khai phát triển thương hiệu sẽ phải được tiến hành khoa học và linh hoạt. Giúp việc nhận diện thương hiệu được nhanh chóng, bền vững và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *