Muốn tạo nên được những tác phẩm tuyệt vời và thu hút, màu sắc là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu không nắm được những nguyên tắc cơ bản, thiết kế sẽ tạo cảm giác khó chịu và nhức mắt người xem. Áp dụng ngay những quy tắc phối màu trong thiết kế sau đây của Blog.dammaynho.com để có bộ ảnh thật hút mắt và trau chuốt nhất nhé!

Lý thuyết màu sắc cơ bản trong thiết kế
Quá trình kết hợp và phối màu muốn được hoàn chỉnh, yêu cầu người thực hiện vừa cần nắm được cả lý thuyết cơ bản và chuyên sâu. Màu sắc được chia thành 2 loại chính là cơ bản và thứ cấp. Màu cơ bản được định nghĩa là màu không tạo được từ những tổ hợp màu khác, bao gồm đỏ, vàng và xanh lam. Đồng thời, các màu khác sẽ được phối bằng cách trộn 2 – 3 màu này theo tỷ lệ khác nhau, gọi là màu thứ cấp.
Bảng màu cơ bản là tổng hợp các dải màu hữu dụng với độ sáng tối, bão hòa khác nhau, tạo thành một vòng tròn hoàn chỉnh. Bảng màu được chia thành 2 cực đối lập là màu nóng và màu lạnh. Mỗi màu lại có ý nghĩa và giá trị biểu thị khác nhau.

6 quy tắc phối màu trong thiết kế giúp bạn sở hữu bộ ảnh hút mắt
Quy tắc phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Đây là quy tắc phối màu cơ bản nhất, là kiến thức đầu tiên khi học thiết kế cần nắm được. Màu đơn sắc chính là các màu chính tạo nên các màu khác trong các ấn phẩm, tùy vào cách điều chỉnh sắc độ, mức bão hòa mà mỗi màu sẽ đi từ đậm đến nhạt. Phối màu đơn sắc thường dùng khi thiết kế các tác phẩm có phong cách tối giản, chỉ tạo cảm dễ chịu chứ chưa đủ sức lôi kéo và thuyết phục.
Vì đơn sắc nên với xu hướng thiết kế hiện tại, cách phối màu này đơn giản nên chưa tạo được sự ấn tượng và thu hút người nhìn. Muốn quy tắc phối màu đơn sắc được phát huy tối ưu thế mạnh, cần kết hợp sử dụng thêm các màu sắc khác.

Quy tắc phối màu tương đồng (Analogous)
Màu đơn sắc khi phối với những màu khác sẽ tạo ra các màu thứ hạng. Kết hợp màu chủ đạo với một màu tạo thành màu thứ hạng thứ nhất. Tiếp tục lấy màu đó phối tiếp với màu khác sẽ ra màu thứ hạng thứ hai. Trên bảng phối, màu nào có màu chủ đạo gần giống sẽ được xếp gần nhau.
Khi ứng dụng các màu tương đồng vào ấn phẩm thiết kế của mình, hiệu ứng sẽ trở nên đa dạng về màu sắc nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ. Phối màu tương đồng làm cho người xem cảm nhận được sự hài hòa. Quy tắc phối màu trong thiết kế này thường được dùng trong design các sản phẩm mang tính trang trí phông nền, tường…

Quy tắc phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)
Trên bánh xe màu sắc, các màu có vị trí đối lập nhau phối cùng trên một tác phẩm sẽ được gọi là cách phối màu bổ túc trực tiếp. Thông thường, sự kết hợp màu bổ túc sẽ là màu chủ đạo và màu nằm đối diện nó.
Phương pháp phối màu bổ túc biểu đạt được sự mạnh mẽ và gây ấn tượng mạnh hơn với người chiêm ngưỡng, tiếp cận nó. Nếu designer muốn chi tiết quan trọng nổi bật và làm điểm nhấn, nên chọn cách phối màu này.

Quy tắc phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)
Áp dụng phối màu bổ túc bộ ba được giới chuyên môn đánh giá là quy tắc phối an toàn nhất. Màu chủ đạo kết hợp thêm 2 màu ở tam giác cân tạo được độ cân bằng tốt nhất. Được áp dụng nhiều nhưng nếu bạn đang hướng đến mục tiêu tạo điểm nhấn, không nên dùng quy tắc phối màu trong thiết kế này.
Quy tắc phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)
Với quy tắc phối màu bổ túc xen kẽ, bạn sẽ cần chọn ra 4 màu xen kẽ cơ bản với nhau. Các màu phối mới mang tính sáng tạo và linh hoạt cao. Người thưởng thức sẽ ấn tượng hơn với những điểm nhấn trong thiết kế.
Phối màu xen kẽ thường thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm có màu chủ đạo là đen và trắng. Từ đó, nhà thiết kế sẽ tìm thêm màu xen kẽ thứ 3 và 4 phù hợp cho hài hòa nhất với chủ đề, mục tiêu.

Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic / Compound Complementary)
Phối màu bổ túc bộ bốn là quy tắc phức tạp và có độ khó cao nhất. Designer sẽ phải bỏ ra nhiều công sức, trí não hơn để tìm chọn được màu sắc phù hợp. Phương pháp phối bộ bốn này hiện nay được dùng thường xuyên và khá phổ biến, nó giúp mang đến hơi thở thiết kế mang đậm phong cách mới mẻ và hiện đại.
Tương tự phối màu bổ túc trực tiếp, bạn sẽ cần chọn trước 2 màu, và 2 màu còn lại sẽ ở vị trí đối lập so với 2 màu trên. Một mẹo cần chú ý nữa đó là 2 cặp màu chọn phối thường bao gồm 1 cặp nóng và 1 cặp lạnh.
Lý thuyết màu sắc và 6 quy tắc phối màu trong thiết kế ở trên là những kiến thức nền tảng quan trọng nhất mà bất cứ ai muốn tìm hiểu và làm việc ở lĩnh vực này đều phải biết. Biết cách phân chia bố cục thiết kế, kết hợp màu sắc hài hòa sẽ khiến người xem bị hút mắt ngay từ lần nhìn đầu tiên. Hãy cố gắng thành thạo các quy tắc phối màu mà chúng tôi đã chia sẻ, chúc bạn thành công!