Quay lại

Performance Marketing có còn hiệu quả với các doanh nghiệp hiện nay?

Performance Marketing

Bạn đang phải chi trả phí quảng cáo cao nhưng hiệu quả lại không được như mong đợi? Thực tế việc chạy quảng cáo chưa bao giờ là dễ dàng nhất là đối với một thị trường cạnh tranh cao như hiện nay. Tuy nhiên, nếu áp dụng Performance Marketing doanh nghiệp vẫn có cơ hội đo lường hiệu quả và tối ưu ngân sách. Vậy hình thức này là gì, có ưu nhược điểm ra sao? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Performance Marketing

Thuật ngữ Performance Marketing là gì?

Performance marketing chính là một nhánh của Digital Marketing. Performance marketing dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị dựa trên hiệu suất, là cách doanh nghiệp triển khai hoạt động marketing dựa trên hiệu quả mà nó đem lại. Hiệu suất này là một kết quả mong muốn nào đó được thực hiện, như đơn hàng, lượt like, lượt share, leads hay clicks…

Hình thức Performance Marketing áp dụng mô hình tính phí quảng cáo tối ưu nhất hiện nay khi dựa trên hành vi của người dùng, doanh nghiệp chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền thông tin…

Performance Marketing

Cách thức hoạt động của Performance Marketing

Hiện tại việc tiếp thị dựa trên hiệu suất được chia làm 4 nhóm với những vài trò riêng:

  • Retailers và Merchants (Nhà bán lẻ và thương gia): Họ là những doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua các đối tác liên kết (Affiliate Partners) hay nhà xuất bản (Publishers).
  • Affiliates và Publishers (Đối tác liên kết và nhà xuất bản): họ nhận các chiến dịch và lên kế hoạch quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để nhận hoa hồng.
  • Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms: (nền tảng theo dõi bên thứ 3) giúp doanh nghiệp kết nối với đối tác liên kết
  • Affiliate Managers và OPMs (Outsourced Program Management Companies): nhiệm vụ hổ trợ về affiliate, như lên kế hoạch và đề xuất quảng cáo, công cụ, hình ảnh, từ khóa, các vấn đề kỹ thuật…
Performance Marketing
Theo báo cáo của IAB Marketing, trung bình doanh nghiệp có thể thu được 14$ trên mỗi 1$ chi phí bỏ ra khi áp dụng Performance Marketing. ROI tương ứng 1400%.

Performance Marketing có thực sự hiệu quả với các doanh nghiệp hiện nay?

Ngày nay, khi mà hành trình mua hàng của người dùng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chỉ thông qua một vài điểm chạm (touch point) tỏ ra chưa đủ hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn Performance Marketing như một phương pháp hữu hiệu.

Liệu doanh nghiệp của bạn có phù hợp với hình thức này, cùng điểm nhanh qua những ưu điểm và nhược điểm để cân nhắc nhé!

Liệt kê những ưu điểm của Performance Marketing

1. Thu thập nguồn dữ liệu khách hàng chất lượng

Theo nghiên cứu, 70% người dùng tin tưởng vào những review, đánh giá của chuyên gia/ người có ảnh hưởng trước khi quyết định mua hàng. Năm 2016, cũng theo nghiên cứu của Business Insider, 74% người tiêu dùng nói rằng họ truy cập 2-3 website trước khi quyết định mua hàng, 16% nói rằng họ truy cập nhiều hơn 4 trang Web.

Performance Marketing

Giờ đây, khách hàng không còn để những quảng cáo thông thường ảnh hưởng nhiều đến quyết định của mình. Điều này buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách thức tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình một cách đúng thời điểm và đúng thông điệp hơn.

Đối với Performance Marketing, các doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu khách hàng được Publisher đem lại để lên kế hoạch, cải tiến sản phẩm, như kênh Digital Marketing nào đem lại nhiều khách hàng nhất cho sản phẩm của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng ngân sách vào những kênh hiệu quả.

2. Tiết kiệm chi phí doanh nghiệp

Một ưu điểm khác của hình thức này chính là khả năng tối ưu chi phí vô cùng hiệu quả. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ chỉ trả phí theo kết quả mà mình mong muốn, không tốn chi phí cho các hoạt động không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Performance Marketing

Chẳng hạn như theo truyền thống, doanh nghiệp sẽ phải tốn các chi phí vận hành đội ngũ chạy quảng cáo, thay vì vậy họ hoàn toàn có thể chỉ trả phí dựa trên kết quả mà hoạt động quảng cáo đó tạo ra, ví dự như chỉ trả phí theo số lượng đơn hàng có được.

3. Performance Marketinf – Công cụ đo lường hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhờ khả năng đo lường bằng cách tích hợp nhiều thông tin và dữ liệu quảng cáo lại với nhau Performance Marketing có thể giúp doanh nghiệp thể xác định được chiến lược quảng cáo phù hợp. Một dự án Performance Marketing có thể kéo dài qua nhiều ngày nhiều tháng với các dữ liệu càng lớn thì khả năng tối ưu càng cao. Ngoài ra, nhờ dự án Performance Marketing thì đôi khi doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ bên thứ 3 của hình thức quảng cáo

Performance Marketing

Điểm qua một vài nhược điểm của Performance Marketing

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội bên trên, Performance Marketing cũng còn một số hạn chế đối với các doanh nghiệp như:

  • Cần có hệ thống đo lường chính xác: không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự xây dựng được một hệ thống đo lường chính xác, do đó muốn triển khai Performance Marketing, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng các công cụ chuyên đo lường của bên thứ ba như Google Analysis, Google Data Studio hoặc A1 Analysis v.v…
  • Phụ thuộc nhiều vào bên thứ 3 nên sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro khó kiểm soát
  • Đòi hỏi nhân sự có tư duy làm việc trên dữ liệu (data-driven): Performance Marketing sẽ đem về rất nhiều dữ liệu nên đội ngũ nhân sự triển khai theo hình thức này cần có khả nẳng đánh giá, phân tích, đưa ra cải tiến dựa trên dữ liệu này.
  •  Chỉ là dự án tồn tại ngắn hạn chứ không phải là lựa chọn dài hạn
Performance Marketing

Tóm lại xét ở góc độ khách quan Performance Marketing là một hình thức vô cùng hiệu quả với các doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn vận hành nó một cách trơn tru đòi hỏi bạn phải được trang bị một kiến thức đủ để vận hành được nó. Tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp mới để áp dụng hình thức này nhé. Chúc bạn thành công.