Quay lại

Mentor là gì mà doanh nghiệp lớn chi rất nhiều tiền để thuê

Mentor là gì

Mentor là gì mà trong các Game Show tìm kiếm tài năng, trong các doanh nghiệp,… lại được nhắc nhiều đến thế? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu chi tiết về khái niệm, vai trò cũng như công việc của họ trong bài viết dưới đây nhé.

Mentor là gì

Khái niệm Mentor là gì?

Mentor (Người cố vấn): Giống như với tên gọi, họ là những người cố vấn, hỗ trợ và truyền cảm hứng trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống từ học tập đến công việc,….Họ chính là những người sẽ đưa ra những định hướng chung nhằm giới thiệu các cợ hội và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu.

Ngoài khái niệm về Mentor, bạn cần lưu ý thêm các thuật ngữ thông dụng như:

  • Mentee (Người được cố vấn): Người thuê các Mentor để được nhận những lời khuyên, định hướng cụ thể cho tương tai
  • Mentoring: là cả quá trình mentor và mentee nuôi dưỡng sự phát triển, gắn kết đó để tạo nên một mối quan hệ bền vững, tăng trưởng trong sự nghiệp hoặc đời sống cá nhân.
  • Mentorship: là mối quan hệ giữa mentor và mentee có được trong và sau quá trình mentoring.
Mentor là gì

Trên thế giới đã có rất nhiều những Mentor nổi tiếng như:

  • Christian Dior: Người đã dìu dắt đồng nghiệp thiết kế thời trang cao cấp Yves St.Laruent
  • Steve Jobs: Cựu CEO quá cố của Apple là một Mentor vô cùng nổi tiếng cho Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nền tảng Facebook

Hay ngay tại Việt nam bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những Mentor trong các game show nổi tiếng như “The Face 2018” với Bộ ba quyền lực” siêu mẫu Thanh Hằng, siêu mẫu Võ Hoàng Yến và diễn viên/ ca sĩ Minh Hằng.

Mentor là gì
Trong cuộc sống hiện nay, Mentor không nhất định phải là một chức danh cụ thể. Họ có thể là một người sếp luôn dìu dắt, giúp đỡ bạn trong công việc; có thể là bố mẹ, một người bạn thân hay thậm chí chỉ là một người bạn ngẫu nhiên chúng ta gặp trong buổi hội thảo, đi chơi với bạn bè,…

Vai trò của một Mentor trong doanh nghiệp

Thực tế, không bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải có cho mình một người cố vấn riêng. Tuy nhiên nếu có thì điều đó lại vô cùng tốt bởi:

1. Đưa ra định hướng riêng: Đôi khi chính doanh nghiệp sẽ không nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm hay những vấn đề họ đang gặp phải. Một người có chuyên môn, kinh nghiệm như Mentor sẽ giúp bạn nhìn nhận và đưa ra những lời khuyên để doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn nhất.

2. Giải quyết những khó khăn: Với những vấn đề xảy đến một cách bất ngờ, bạn cũng có thể hỏi và tham khảo ý kiến của người cố vấn để có hướng giải quyết đúng đắn nhất.

Mentor là gì

3. Người luôn lắng nghe mọi tâm tư, phiền lòng của bạn: Đồng hành cùng người cố vấn, doanh nghiệp sẽ luôn có người lắng nghe những phiền lòng, từ đó giúp họ đưa ra những cách giải quyết tốt nhất.

4. Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ: Là người có chuyên môn cao, đa phần các nhà cố vấn đều có những mối quan hệ sâu rộng kết nối với họ cũng là cách để doanh nghiệp mở rộng thêm nhiều mối hợp tác làm săn.

5. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệp: Ngoài việc giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều khó khăn, định hướng, Mentor sẽ chủ động chia sẻ cho bạn những kiến thức, kinh nghiệp để giúp doanh nghiệp luôn đi đúng hướng, tìm được những vị thế nhất định.

Mentor là gì

Có thể nói, người cố vấn đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự thành công của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp còn non trẻ, đang trong quá trình khởi nghiệp. Như vậy có thể an tâm hơn về con đường cũng như quyết định của doanh nghiệp tránh những sai lầm đáng tiếc.

Những tố chất cần có của một Mentor

Bạn đang muốn trở thành Mentor, thế nhưng lại không biết mình có phù hợp với công việc này hay không? Tìm hiểu ngay những tố chất cần thiết của một người cố vấn để đưa ra câu trả lời cho bản thân nhé.

Để trở thành một người cố vấn có tâm và có tầm, bạn cần phải có những tố chất dưới đây:

1. Người cố vấn đòi hỏi có chuyên môn cao

Đa phần những Mentor đều là những người đã có tuổi đời, kinh nghiệm làm việc tương đối lớn. Chỉ có như thế, họ mới có thể dưa ra những lời khuyên xác thực, đáng tin cậy nhất cho doanh nghiệp. Chuyên môn cao còn được thể hiện qua cái uy của người cố vấn. Một tính cách quyết đoán, chỉn chu mới có thể khiến cho doanh nghiệp, nhân viên tin tưởng và thực hiện.

Mentor là gì

2. Luôn đặt mục tiêu của doanh nghiệp làm mục tiêu của bản thân

Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng bởi sự kết hợp ăn ý sẽ giúp khoảng cách đến với thành công ngày càng rút ngắn và dễ đi hơn. Đồng thời, mentor luôn phải ưu tiên nhiều thời gian cho công việc và bất cứ khi nào cần thì họ luôn phải có mặt.

3. Đảm bảo sự tin tưởng giữa Mentor và Mentee

Xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa người cố vấn và người được cố vấn cũng là tố chất cần có. Mentor sẽ là người luôn phải theo sát người cộng sự để thúc đẩy họ phát triển thành công. Việc xây dựng mối quan hệ sẽ giúp Mentee thoải mái hơn trong quá trình chia sẻ những khó khăn vướng mắc họ gặp phải. Từ đó việc đưa ra lời khuyên cũng chính xác, dảm bảo.

Mentor là gì

4. Luôn có một tinh thần vững vàng, lạc quan

Đối với hoạt động quản trị kinh doanh, việc gặp khó khăn là điều thường xuyên. Vì thế, các mentor cần phải có một thái độ lạc quan để Mentee có thể có cái nhìn thoáng hơn nhằm đối mặt trực tiếp với thách thức đến từ thị trường.

Trên đây là khái niệm Mentor là gì cùng những vai trò, tố chất để trở thành người cố vấn. Hy vọng nó đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí quan trọng này. Chúc bạn thành công.