Để doanh nghiệp tìm được chính xác kênh tiếp thị và phân phối quảng cáo trên thị trường thì không thể bỏ qua Marketing mix. Quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng hiểu sâu về nó. Vậy marketing mix là gì, nó đã tiến hóa như thế nào trong những năm qua? Trong bài viết dưới đây, Blog.dammaynho.com sẽ giới thiệu đến bạn.
Marketing MIX là gì?
Marketing mix hay còn được biết đến là marketing hỗn hợp. Nó là tập hợp những công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm, định giá hay thực hiện chiến lược truyền thông, quảng cáo.
Nếu các thành phần marketing được phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triền một cách bền vững, lợi nhuận tối đa.
Marketing MIX đã “CHUYỂN HÓA” như thế nào trong những năm qua
Theo dòng thời gian, marketing mix cũng đã được tiến hóa thành nhiều các mô hình khác nhau. Cùng đi khám phá 5 mô hình marketing mix từ truyền thống đến hiện đại dưới đây nhé.
1. 4PS – Mô hình Marketing MIX đầu tiên
Đây là mô hình đầu tiên được biết đến vào năm 1960 do nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy đề nghị phân lọai với 4 P.
Product (Sản phẩm): Nó được tạo ra để làm hài lòng nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hành. Ở đây, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về: chất lượng, thiết kế, công dụng, tên bao bì, dịch vụ đi kèm, điểm nổi bật là gì ….
Price (Giá): Bạn định bán sản phẩm này với mức giá bao nhiêu, có chính sách khuyến mại hay chiết khấu không. Và với mức giá này thì khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi họ mở hầu bao chi trả cho nó chứ?
Place (Địa điểm): Là nơi mà khách hàng sẽ mua sản phẩm dịch vụ của bạn, bạn có thể xây dựng điểm bán hàng vô hình như các trang thương mại điện tử, bán hàng online hoặc các địa điểm cụ thể. Tuy nhiên các điểm bán cần phải đảm bảo dễ dàng tiếp cận đến khách hàng .
Promotion (Truyền thông): là cách bạn quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến mọi người online, offline bao gồm việc tổ chức bán hàng, quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị,….. Chủ yếu là các chính sách khuyến mại.
2. MIX 7PS – Mô hình Marketing MIX phiên bản cập nhật mới
Đến năm 1981 hai giáo sư Bernard Booms và Mary Jo Bitner đã ra mắt mô hình 7Ps – một phiên bản cập nhật mới của 4PS dành riêng cho việc cung cấp các dịch vụ vô hình. Giống như với 4PS, 7PS cập nhật thêm 3 chữ P mới.
People (Con người): Vừa là đối tượng khách hàng vừa là những người cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện các bài khảo sát để đánh giá nhu cầu và thị hiếu khách hàng từ đó điều chỉnh dịch vụ cung ứng phù hợp.
Process (Quy trình): Là hệ thống để có thể cung ứng dịch vụ ra bên ngoài. Một quy trình bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn cho doanh nghiệp.
Physical Evidence (Cơ sở vật chất): Đây là nơi mà khách hàng sẽ trải nghiệm dịch vụ, nếu làm tốt sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất tốt.
3. Mô hình Marketing MIX 8PS – Trụ cột thương hiệu hàng hiệu
Có thể nói Marketing Mix 8PS là đại diện cho bức tranh marketing toàn cảnh, mô hình này được dựa trên khái niệm tiếp thị với 4 khía cạnh: Tiếp thị mối quan hệ, tiếp thị tổng hợp, tiếp thị nội bộ, tiếp thị hiệu suất. Mô hình này cũng được bắt đầu từ 4PS và thêm một số chữ P lạ mà quen khác là:
Public (Công chúng): Công chúng trong mô hình marketing mix ở đây được hiểu là toàn bộ đối tượng bên và đối tượng bên ngoài có liên quan đến chương trình
Partner (Đối tác): Doanh nghiệp hợp tác với nhiều đối tác khác nhau, trao đổi với những tổ chức liên quan để đảm bảo chiếc dịch tiến hành tốt nhất.
Policy (Chính sách): Chúng ta cần có chính sách, chuẩn bị sẵn các biện pháp cụ thể và có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo chiến dịch Marketing đạt được hiệu quả tốt nhất và duy trì tính bền vững.
Purse Strings (Ngân quỹ): Nếu tất cả chiến lược chỉ nằm trên giấy mà không có ngân quỹ để thực hiện thì mọi thứ sẽ mãi “dậm chân tại chỗ”. Ngân quỹ sẽ thông qua nhiều nguồn như: Lợi nhuận kinh doanh, trợ cấp xã hội, quỹ từ thiện…
4. Mô hình 4CS
Vào năm 1990, Robert Lauterborn – một nhà kinh tế học tiên phong – đã đề xuất một bản cải tiến mới cho mô hình Marketing Mix nổi tiếng 4Ps. Mô hình này nhanh chóng nhận được sự tán dương của công chúng và được gọi dưới cái tên mới: mô hình Marketing 4Cs.
Nếu như mô hình marketing mix 4PS hướng đến đối tượng là doanh nghiệp nhiều thì 4Cs mang tính cấp thiết hơn, lấy khác hàng là trung tâm với:
Consumer (Người tiêu dùng): Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây là thấu hiểu những giá trị mà sản phẩm có thể mang lại tới khách hàng qua con mắt của doanh nghiệp và quan trọng hơn hết là của chính khách hàng.
Cost (Chi phí): Giá bán của một sản phẩm chỉ là một phần rất nhỏ cho tổng chi phí mà khách hàng có thể bỏ ra trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm. Ở đây nó còn có thể bao gồm cả chi phí cơ hội, thứ chi phí trong trường hợp họ chọn sản phẩm của doanh nghiệp của bạn mà không phải là của đối thủ cạnh tranh,…
Convenience (Sự thuận tiện): Trong thế giới có quá nhiều sự lựa chọn, để thức đẩy hoạt động mua, bạn phải thực sự quan tâm đến sự tiện lợi, dễ dàng trong mua sắm: mua trực tiếp, mua online
Communication (Truyền thông): Sẽ tập trung hoàn toàn vào việc nâng cao trải nghiệp của khách hàng đối với quá trình mua hàng và sử dụng sản phẩm. Hoạt động này bao gồm: các loại quảng cáo trả tiền, PR, video, SMS,…..
5. Mô hình Marketing MIX S.A.V.E – Một hình thái mới của Marketing MIX
Với sự thay đổi trong môi trường, hành vi khách hàng và các mô hình kinh doanh truyền thống đang dần mất đi tính phổ biến, thay vào đó mô hình marketing mix – 1 hình thái mới đang được áp dụng vô cùng rộng rãi.
Thay vì tập trung vào Product nó sẽ tập trung vào Solution, thay vì Place nó lại củng cố về Access. Bỏ qua Price để tập trung vào value, và thay vì đưa ra những chính sách khuyến mãi thì nó lại tập trung về Education hơn. Cụ thể về marketing Mix S.A.V.E
Solution (Giải pháp): Khách hàng hiện đại họ ít quan tâm đến sản phẩm, tất cả những gì họ muốn là giải pháp cho những vẫn đề họ đang mắc phải và bạn phải giúp họ vượt qua nó.
Access (Khả năng tiếp cận): Thay vì sở hữu nhiều điểm bán hàng thì giờ đây ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động dựa trên khả năng kết nối Internet tốc độ cao, vì điều quan trọng nhất lúc này chính là khả năng kết nối ngay khi họ nảy sinh nhu cầu.
Value (Giá trị): Băn khoăn về tiền sẽ luôn xếp sau băn khoăn về giá trị, chỉ cần tốt họ sẽ sẵn sàng chi trả vậy nên doanh nghiệp cần chú trọng tạo ra thật nhiều giá trị.
Education (Giáo dục): Thay vì khuyến mại thu hút, doanh nghiệp có thể tiếp cận theo hướng đưa thông tin tạo niềm tin để rồi khách hàng đưa quyết định.
Trên đây là các chiến lược marketing mix, tùy vào từng ngành hàng doanh nghiệp có thể lựa chọn bổ sung lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình nhé.
>>> Làm thế nào để nhận diện và thiết kế một customer journey đầy đủ nhất?