Nhắc đến truyền thông marketing, chắc chắn không thể bỏ qua hai thuật ngữ digital marketing và truyền thông trên internet. Nhiều bạn cho rằng đây là hai thuật ngữ đồng nghĩa với nhau nhưng thực tế kênh social thuộc trong digital. Vậy hai kênh truyền thông này là gì, phân biệt chúng như thế nào? Cùng blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !
Hiểu đúng về digital marketing và truyền thông trên internet
Để phân biệt được hai khái niệm digital marketing và truyền thông trên internet, trước tiên ta cần hiểu rõ về hai khái niệm này.
1. Tổng quan về digital marketing – kênh tiếp thị số
Theo Asia Digital Marketing Association: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”. Hiểu một cách đơn giản, digital là kênh tiếp thị kỹ thuật số và sẽ bao gồm các hoạt động quảng bá cho sản phẩm nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, từ đó kích thích hành vi mua của họ.
Digital Marketing thành hai phần, bao gồm: Online Marketing và Digital Advertising.
Khi triển khai về digital marketing, bạn không bị giới hạn trong việc sử dụng internet, nó sẽ bao gồm các kỹ thuật tiếp thị khác ví dụ như: Content, E-book, Email, Games, Video, Mobile Marketing, Quảng cáo TV, Digital OOH,….
Về digital sẽ chú trọng đến 3 yếu tố: sử dụng phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số và tương tác với họ.
Ví dụ: bạn muốn chạy chiến dịch SMS marketing trên điện thoại di động để gửi tới khách hàng chương trình ưu đãi sắp tới, thì công nghệ được sử dụng để tạo và gửi tin nhắn tự động, nhưng người dùng không cần kết nối Internet để có thể nhận được SMS.
2. Truyền thông trên internet – Kênh tiếp thị trực tuyến
Là một phần của digital, truyền thông mạng xã hội chính là tiếp thị marketing qua nền tảng mạng xã hội đúng như tên gọi của nó. Các hành động thuộc về Online Marketing như: Website, SEO, SEM, Display Ads (quảng cáo hiển thị), Social Media,…
Ở đây ta sẽ sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ để tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm. Thông qua nền tảng này ta cũng có thể nghiên cứu về thị trường, sản phẩm, đối thủ,… để chiếm ưu thế hơn trong ngành.
Ví dụ: nếu chúng ta thực hiện một chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh trên một trang web (Display Ads) cho doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó thì chúng ta đang thực hiện một hình thức của Online Marketing.
Phân biệt digital marketing và truyền thông trên internet
Bạn có thể phân biệt hai khái niệm này qua 4 nội dung sau:
- Digital marketing bao gồm marketing online: Đây đều là những kênh tiếp thị quảng bá doanh nghiệp cho doanh nghiệp mà trong đó truyền thông trên nền tảng internet chỉ là một nhánh nhỏ trong truyền thông.
- Digital marketing không nhất thiết phải kết nối internet: Nếu như marketing online bắt buộc cần có internet thì digital có thể dử dụng tất cả các nền tảng trên thiết bị điện thoại như: SMS, Game,…..
- Marketing internet có khả năng đo lường tốt hơn: Marketing online có thể dễ dàng đo lường hiệu quả thông qua lượt click, time on site,… nhưng với digital sẽ khó đo lường hơn. Bạn làm sao biết được tin nhán qua SMS đã được đọc hay chưa.
- Mục đích sử dụng khác nhau: Khi làm truyền thông doanh nghiệp thường hướng tới tăng độ nhận diện hoặc tăng cường chuyển đổi bán hàng. Với marketing online sẽ có thế mạnh về chuyển đổi bán còn digital sẽ tốt hơn về mặt thương hiệu.
Muốn nằm lòng về digital marketing cập nhật ngay 9 thuật ngữ thông dụng sau
1. Affiliate Marketing: hình thức tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc.
2. Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)
3. Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Admarket của Admicro…
4. Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…
5. Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.
6. Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.
7. Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.
8. Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử
9. Content – content Marketing – tiếp thị nội dung: thông điệp, nội dung được dùng để quảng cáo, hay truyền tải đến khách hàng nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.
Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này đề và chọn kênh, phương tiện truyền thông, sử dụng các chiến thuật một cách phù hợp khi xây dựng kế hoạch tiếp thị tổng thể. Chúc các bạn lựa chọn và xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất.
>>> Các xu hướng truyền thông năm 2021 vô cùng sáng tạo trong đại dịch!