Một chiến dịch Marketing kém hiệu quả không chỉ ảnh hưởng đến người quản lý dự án, uy tín của agency mà còn cả danh tiếng của thương hiệu. Thế nên việc xác định được các yếu tố cần chú trọng để tập trung quản lý ngay từ ban đầu sẽ là điểm tựa, giúp ích rất nhiều để đảm bảo dự án triển khai thành công. Vậy những yếu tố nào sẽ giúp bạn tạo nên một chiến dịch Performance marketing hiệu quả? Cùng Blog.dammaynho.com đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Chỉ bắt đầu chiến dịch Performance Marketing khi có mục tiêu cụ thể
Sau chiến dịch Performance Marketing này, bạn muốn thu hút 15.000 khách hàng truy cập tìm kiếm sản phẩm, trang Web của công ty. Bạn muốn doanh số trong thời gian này tăng gấp 5, 10 lần so với tháng trước,….
Ngay từ khi bắt đầu, tất cả các bên liên quan đến chiến dịch truyền thông này cần thống nhất các chỉ số mục tiêu thật cụ thể để theo sát nó. Ở đây nhà Marketer cần đưa ra cụ thể nhất mục tiêu của từng giai đoạn.
Một số ví dụ về mục tiêu dài hạn trong chiến dịch Performance Marketing có thể kể đến như:
- Xây dựng nhận thức về thương hiệu
- Xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm
- Tăng lưu lượng truy cập trang web
- Thiết lập thẩm quyền trong ngành của bạn
- Tăng mức độ tương tác với thương hiệu
- Tạo khách hàng tiềm năng đủ điều kiện
- Chuyển đổi người dùng
- Tăng doanh thu
- Nâng cao giá trị lâu dài của khách hàng (CLV)
- Đưa ra quyết định kinh doanh thông minh hơn với dữ liệu tiếp thị
2. Hiểu thật rõ về Audience – Đối tượng mục tiêu
Theo Cintell, các công ty đạt hiệu suất cao trong việc bán hàng có khả năng nghiên cứu các động lực của người mua gấp 2,3 lần những công ty khác. Bất kỳ thông tin nào cũng có thể hữu ích trong việc khám phá đối tượng khách hàng. Khi bạn đã thu thập tất cả thông tin của mình, hãy bắt đầu xây dựng personas người mua. |
Giống như sản phẩm cần được tạo ra để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chiến lược truyền thông sản phẩm cũng nên được tạo ra phù hợp với khán giả. Để làm điều đó, thương hiệu cần thực sự hiểu về các cá nhân trong đối tượng truyền thông.
Thương hiệu có thể bắt đầu bằng cách thực hiện một số nghiên cứu và thu thập thông tin về đối tượng truyền thông nhắm tới, chẳng hạn như: tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục, nghề nghiệp.
Để đem lại những kết quả tốt hơn nữa, hãy phỏng vấn khách hàng của thương hiệu. Thiết lập các cuộc gọi điện thoại hoặc các bản khảo sát để tìm hiểu sâu hơn về họ. Lắng nghe cách họ nói chuyện và ngôn ngữ họ sử dụng. Điều này có thể giúp hình thành những bước sơ khai tạo nên một chiến lược truyền thông bài bản.
3. Xác định sự phân bổ giá trị các yếu tố đóng góp
Thực tế đã cho thấy người tiêu dùng không chỉ tương tác với một kênh Media hay với chỉ một thiết bị. Thay vào đó, họ liên tục di chuyển từ điểm tiếp xúc này đến điểm tiếp xúc khác và mong muốn tìm thấy các thương hiệu yêu thích sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ ở mọi nơi. Mấu chốt là hiểu được sự tương tác của người dùng trên các phương tiện và thiết bị.
Thông qua chiến dịch Performance Marketing, doanh nghiệp sẽ thông kê và nhận diện được đâu là kênh đạt được kết quả cao nhất từ đó có thể đánh mạnh hơn.
4. Chạy Test các sản phẩm trước
Để đảm bảo chiến dịch Performance Marketing diễn ra suôn sẻ, test trước các kênh truyền thông là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Sẽ có nhiều yếu tố cần test, lấy quảng cáo Facebook làm ví dụ, bạn sẽ cần thử nghiệm từ cách nhắm đối tượng, nội dung cho tới các định dạng quảng cáo.
Tuy nhiên, testing hết mọi khả năng là điều bất khả thi khi ngân sách luôn có giới hạn. Thế nên, hãy cân nhắc và ưu tiên thử nghiệm những yếu tố quan trọng nhất (thử 2-3 yếu tố cùng lúc). Đồng thời trong quá trình triển khai, hãy luôn dành 20% ngân sách để thử nghiệm
4. Muốn chiến dịch Performance Marketing thành công, hãy Bonus cho những đối tác quan trọng
Trong 4 cách thức hoạt động của chiến dịch Performance Marketing, khi triển khai chương trình Affiliate/ Performance marketing, hầu hết các thương hiệu đều sẵn sàng trả thưởng cho những đối tác tác động trực tiếp đến hành động mua hàng của người dùng (theo luật Last Click). Tuy nhiên, những đối tác, Publisher tác động đến những bước xa hơn trong phễu mua hàng cũng xứng đáng được trả thưởng. Ngày nay, những network cần phải có một cơ chế chia sẻ hoa hồng linh hoạt hơn cho những Publisher ở giữa trong phễu mua hàng, không chỉ đơn thuần dựa trên luật Last Click.
5. Sử dụng Influencer cho chiến dịch Performance Marketing
Ngay khi ca sĩ Jungkook BTS nhắc đến loại đồ uống Kombucha, lập tức loại đồ uống này được thông báo cháy hàng. Có thể thấy tầm quan trọng của người nổi tiếng trong chiến dịch truyền thông, tăng nhanh doanh số.
Các thương hiệu có thể kết hợp cả Influencer và Affiliate Marketing ngay trong cùng một chiến dịch. Bằng cách sử dụng link Affiliate từ các Affiliate Network, nhà cung cấp có thể thu được lợi ích từ cả 2 phía:
- Sự truyền tải thông điệp của thương hiệu tới khách hàng thông qua ảnh hưởng của Influencer tới người theo dõi của họ.
- Lợi nhuận trực tiếp từ đơn hàng thông qua link Affiliate mà Influencer sử dụng, trong khi vẫn theo dõi được sự hiệu quả của từng Influencer.
Thật khó tin, nhưng có một sự thật là, lượng khán giả khổng lồ mà các Influencer thu hút đang làm lu mờ dần các nền tảng media truyền thống. Bên cạnh những Influencer nổi tiếng, các Micro-influencer, những người ảnh hưởng đến số lượng ít khán giả, nhưng cực kì đam mê lĩnh vực đó, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng sự lựa chọn tiêu dùng của hàng triệu khách hàng. |
Việc xác định yếu tố ưu tiên giúp chúng ta dễ dàng đưa ra quyết định trong quá trình thực thi. Và để biết được đâu là yếu tố quan trọng hàng đầu, chúng ta cần đặt bản thân vào vị trí của khách hàng, nhìn vào tính chất của dự án. Chỉ cần như vậy thì Blog.dammaynho.com tin chắc rằng chiến dịch Performance Marketing sẽ thành công.
>>> Performance marketing có còn hiệu quả với các doanh nghiệp hiện nay?