Marketing đang ngày càng được các doanh nghiệp, người kinh doanh quan tâm. Vậy làm thế nào để Marketing tạo được hiệu ứng tốt, mang lại hiệu quả nhanh chóng? Thử cùng Blog.dammaynho.com tìm hiểu về Buzz Marketing, phương thức truyền thông giúp không ít doanh nghiệp thành công ngoài mong đợi trong bài viết dưới đây nhé!
Cùng đi tìm hiểu về khái niệm Buzz Marketing
Tại sao hãng hàng không “bikini” Vietjet chấp nhận nộp phạt hàng chục triệu đồng chỉ để tung ra bộ ảnh người mẫu trong trang phục “mát mẻ”? Tại sao Ovaltine, dù biết mình “chơi” không đẹp, vẫn tiến hành đặt bảng biểu, khơi mào đại chiến xanh-đỏ với đối thủ Milo? Và tại sao VinFast sẵn sàng chi khoản tiền không nhỏ chỉ để mời David Beckham xuất hiện ngắn ngủi trong buổi ra mắt xe tại Paris hoa lệ? ==> Câu trả lời đơn giản chính là vì Buzz Marketing – chiến thuật tạo nên sự khác biệt. Vậy Buzz Marketing là gì? |
Về khái niệm của Buzz Marketing, có thể hiểu nó như một dạng của Marketing lan truyền. Nó được xem như là một chất kích hoạt để thức đẩy khách hàng lan truyền về thông tin sản phẩm của doanh nghiệp.
Nó có thể là một ý tưởng, một cụm từ, một khẩu hiệu, biểu tượng, một linh vật, một quảng cáo, hoặc bất kỳ kích hoạt khác mà làm cho mọi người nói về thương hiệu hoặc sản phẩm của nó. Buzz Marketing bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những ý tưởng tuyệt vời – khác biệt – kỳ lạ hoặc một câu chuyện mà những người khác sẵn sàng chia sẻ.
Có 6 loại câu chuyện có thể tạo ra buzz, đó là: Chuyện cấm kỵ, chuyện bất thường, chuyện chọc giận, chuyện cười, chuyện bí mật và chuyện đáng chú ý.
Hiện nay, Buzz Marketing được đánh giá là vượt xa các loại Marketing truyền thống như quảng cáo trên TV, Email Marketing, Telesales..). Đồng thời, Buzz Marketing được coi là một tầm cao mới của Word-of-mouth Marketing (Marketing truyền miệng). Tuy nhiên, không phải bất cứ loại Buzz Marketing nào cũng hiệu quả và đạt mục đích y như ban đầu. |
Sơ lược về một vài thuật ngữ trong Buzz Marketing
Nhắc đến Buzz Marketing, các nhà làm truyền thông không thể không nhắc đến 4 loại thuật ngữ thông dụng sau:
- Displayed Buzz Volume: số lượng chuyển đổi trên social network
- Buzz Volume: số lượng cuộc trò chuyện có thể thu thập (bài đăng, nhận xét và chia sẻ công khai) trên kênh truyền thông
- Relevant Buzz Volume: Số lượng Buzz có liên quan
- Brand Mention: Số lượt đề cập đến nhãn hàng
Buzz Marketing – Cách truyền thông gây bão nhưng không lố
Nhìn vào các phương thức Buzz Marketing dưới đây, chắc chắn bạn sẽ thấy chúng vô cùng quen thuộc. Điều này như một minh chứng cho thấy phương thức truyền thông này đang trở thành một xu hướng thống lĩnh thị trường hiện nay.
1. Tận dụng độ Hot của Influencer thực hiện Buzz Marketing
Độ nổi tiếng của những người có ảnh hưởng sẽ giúp chiến thuật của bạn được nhiều người quan tâm hơn rất nhiều. Influencer chính là người có ảnh hưởng. Họ tác động đến quyết định và khả năng mua hàng của khách hàng mục tiêu. Những Influencer phải nổi tiếng ở mức độ nào đó hoặc là người có kiến thức, địa vị đối với một nhóm đối tượng khán giả của họ.
Thực tế đã chứng minh được khách hàng thường tin tưởng vào người có tầm ảnh hưởng nhiều hơn là quảng cáo. Khi bạn sử dụng Influencer đúng cách sẽ giúp thu hút sự chú ý của đối tượng đang theo dõi họ một cách tích cực nhất. Đó cũng chính là lý do trong sự kiện ra mắt xe Vinfast, hoa hậu Tiểu Vy đã xuất hiện với tư cách là khách mời đặc biệt.
2. Tạo sự khan hiếm trong Buzz Marketing
Nguyên tắc ở đây là việc tạo ra sự khan hiếm để tạo ra chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn cung cấp của sản phẩm. Hiện tượng này đang gia tăng với mức độ phổ biến của việc bán hàng flash sale hay các giờ vàng khuyến mại trên các trang thương mại điện tử vì nó không chỉ làm tăng nhu cầu mà còn tạo ra tiếng vang xung quanh sản phẩm.
Kỹ thuật khan hiếm như bán hàng flash sale, ưu đãi giới hạn thời gian, sử dụng hoặc mất phiếu mua hàng, đối với người dùng hạn chế, … có thể giúp bạn tạo ra Buzz Marketing quanh sản phẩm và tăng nhu cầu của sản phẩm.
Apple là một ví dụ điển hình khi mỗi lần ra mắt Iphone sẽ xuất hiện những hàng người dài trước cửa hàng Apple trên khắp thế giới.
3. Tạo tâm lý đám đông để truyền thông cho sản phẩm
Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet.
Những con số trên đã cho thấy các nền tảng mạng xã hội là nơi có thể lan tỏa thông tin nhanh chóng hơn bao giờ hết. Khách hàng có thể chia sẻ, bình luận, thả lượt yêu thích với các bài viết. Chỉ cần doanh nghiệp có thể sáng tạo ra những nội dung mới mẻ, Viral thì sẽ rất nhanh thôi chúng sẽ được lan tỏa rộng rãi.
4. Buzz Marketing với những tin đồn tự tạo
Bạn có bao giờ để ý rằng rất nhiều MV ca nhạc, phim ảnh trước hoặc sau khi ra mắt thường có “chuyện”? Rất nhiều ca sĩ, diễn viên chấp nhận bị chỉ trích vì những phát ngôn ngông cuồng trước ngày ra mắt?
Bạn có tin trong thời đại bùng nổ về truyền thông như hiện nay, tin đồn sẽ tự nhiên “sinh ra” và “phát tán”. Thực tế thì mọi tin đồn đều phải nằm trong chiến dịch Marketing tổng thể của nhà sản xuất, mọi tin đồn phải được định hướng. Định hướng dư luận khôn khéo sẽ giúp cho các tin lan truyền theo đúng mục đích Marketing “ngầm” của doanh nghiệp bạn.
Tin đồn khiến làm cho các chiến dịch marketing hiệu quả hơn rất nhiều. Thế nhưng các tin đồn được đưa ra đều phải nằm trong kế hoạch, phải được kiểm soát và định hướng. Một khi doanh nghiệp định hướng được dư luận thì sẽ giúp cho các tin lan truyền đúng hướng marketing ngầm.
Có thể nói, Buzz Marketing là một tầm cao mới và là sự kết hợp hoàn hảo giữa WOM và Viral Marketing. Nếu bạn có thể nắm vững và vận dụng Buzz Marketing theo chiều hướng tích cực, thì có thể nói bạn là người đầu tàu trong câu chuyện thương hiệu. Cùng nghiên cứu và áp dụng ngay cho doanh nghiệp của bạn nhé!