Điều gì sẽ xảy ra nếu không cập nhật SEO Website thường xuyên? Và cách khắc phục

Cập nhật nội dung SEO Website thường xuyên là việc làm cần thiết để đảm bảo website hoạt động ổn định và đem đến lượng truy cập (traffic). Dù bạn đang sở hữu một blog cá nhân/ doanh nghiệp hoặc website giới thiệu công ty, trang bán hàng thương mại điện tử thì việc cập nhật SEO Website sẽ quyết định thứ hạng của trang web đó khi người dùng có hành vi tìm kiếm.

Những lợi ích thiết thực khi cập nhật SEO website thường xuyên

Giữ nội dung trên các trang website của công ty được cập nhật và luôn có bài mới thường xuyên không phải là việc dễ dàng. Vì nó đòi hỏi nguồn lực công ty và chi phí sản xuất những nội dung này. Bài viết cần có giá trị để được Google đánh giá cao và nhận được đồng tình, ủng hộ và quay trở lại của người dùng.

  • Giữ cho website của bạn luôn mới: Nội dung luôn mới có nghĩa là mức độ cập nhật bài đều đặn, khi user truy cập trang web để tìm đọc một thông tin mới, họ sẽ thấy được nội dung mới để đọc. Nó giống như một trang tin tức luôn có thông tin mới mỗi ngày để khám phá. Nói như thế không có nghĩa bạn phải đăng mỗi ngày. Bạn còn cần tùy vào tính chất của trang web đó và chọn cho mình lịch phù hợp. 
  • Cập nhật nhanh chóng và bắt kịp xu hướng mới nhất, đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
  • Thúc đẩy Google xét duyệt, index nhanh hơn và lượng người đọc vào trang web cũng thường xuyên hơn, giúp cho việc tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm lớn này
  • Tạo các liên kết nội bộ (internal link) và liên kết ngoại bộ (external link), xây dựng hệ thống bài viết vững mạnh.
  • Hỗ trợ các chiến dịch trên mạng xã hội, cung cấp thông tin và thêm kênh truyền thông cho chương trình của thương hiệu.
  • Nội dung chuyên sâu, tiếp cận thêm nhiều khách hàng mục tiêu và tập khách hàng của thương hiệu.
SEO-website

Cách tối ưu nội dung SEO website 

1. Phân tích tất cả cả cơ sở dữ liệu của website

Bản thân một phần dữ liệu không thể cho bạn biết bất cứ điều gì, nhưng khi bạn thu thập nhiều dữ liệu, bạn bắt đầu có cơ sở để phân tích, đánh giá và đưa ra các lựa chọn phù hợp.

Nếu một vài người truy cập trang web của bạn và không nhấp vào CTA, bạn có thể không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu một tỷ lệ lớn khách truy cập website và bỏ qua nút CTA, bạn cần thực hiện một số điều chỉnh.

Báo cáo hành vi người dùng và dữ liệu lưu lượng truy cập Google Search Console đã vẽ nên một bức tranh khá rõ ràng. Ví dụ, báo cáo hành vi người dùng cho bạn thấy cách mọi người hoạt động khi truy cập trang web của bạn, trong khi dữ liệu GSC theo dõi các số liệu chính, chẳng hạn như number of sessions, number of unique sessions, bounce rate (tỷ lệ thoát) và hơn thế.

Phân tích dữ liệu từ các mẫu cụ thể. Nguồn giới thiệu có thể cho biết rất nhiều về khán giả của bạn. Mọi người tìm thấy trang web của bạn như thế nào? Tìm các trang có lưu lượng truy cập nhiều hơn và nhiều chuyển đổi hơn các trang khác. 

2. Nghiên cứu từ khoá

Nhiều năm trước, bạn có thể chọn một từ khóa ngoài luồng, viết một bài viết 300 từ và xếp hạng cho từ khóa đó vào ngày hôm sau. Các thuật toán SEO website ngày nay đã thay đổi và không còn hoạt động như thế nữa.

Các công cụ như Ubersuggest giúp bạn tìm các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực. Sử dụng nó để tìm các từ khóa phù hợp với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Hãy suy nghĩ về lý do tại sao họ sẽ tìm kiếm một từ khóa cụ thể và những gì họ hy vọng sẽ tìm thấy trên một trang web. Bắt đầu với một từ khóa có nghĩa rộng trước và dần thu hẹp hơn đến dịch vụ, sản phẩm, tên của thương hiệu.

3. Đầu tư các bài viết dài và có nhiều thông tin hữu ích

Trước khi bạn quyết định độ dài tối ưu cho nội dung của mình, hãy Google tìm từ khóa chính của bạn và truy cập kết quả top 10 trong SERPs. Có phải những bài này đều có độ dài tầm 1.600 chữ? Nếu đúng là vậy thì có lẽ đây là số lượng chữ đang hiệu quả tính tới thời điểm hiện tại.

Độ dài bài viết là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, nó sẽ gửi tín hiệu tới Google rằng bạn cung cấp thêm thông tin. Nếu nhiều người dành một khoảng thời gian dài trên trang đó – đọc đến cuối cùng – bạn có khả năng xếp hạng cao hơn.

4. Tối ưu SEO website On-page

Các yếu tố như tiêu đề, tiêu đề phụ, sên URL và thẻ meta là những phần cần tối ưu khi nhắc đến SEO On-page. Sử dụng từ khóa chính trong tiêu đề, tốt nhất là càng gần đầu càng tốt. Nó cũng sẽ xuất hiện trong sapo và ít nhất một lần trong các tiêu đề phụ. Tỷ lệ từ khóa toàn bài rơi vào khoảng 0,5% đến 2,5%. Cố gắng không dùng quá nhiều hơn mức quy định để tránh trông giống như một công cụ nhồi nhét từ khóa. Chèn từ khóa chính và liên quan trên khắp bài viết, tiêu đề phụ và văn bản thay thế hình ảnh. 

SEO-website

5. Tối ưu SEO off-page

SEO off-page là tối ưu hóa website với các công cụ tìm kiếm. Đây là công việc bạn cần làm thường xuyên để website của thương hiệu tạo nên mức độ thân thiện nhất định với người dùng. Đây là những công việc ngoài phạm vi website, bạn có thể thực hiện một số cách như:

  • Trao đổi backlink với website có những chủ đề liên quan, nên chọn những website uy tín và có lượng truy cập ổn định trước đó.
  • Liên kết với những Facebook Group có có lượng like, share trung bình ổn định, bình luận tốt và có thể trở thành khách hàng tiềm năng của thương hiệu.
  • Chia sẻ trên các diễn đàn có nội dung liên quan, thường xuyên cập nhật những tin tức thú vị, đa chiều.

Tối ưu SEO website là công việc vô cùng phức tạp, nhưng biết những điều cơ bản sẽ giúp bạn bắt đầu tốt hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của dammaynho, chúng tôi giúp bạn có cái nhìn tổng quát về vai trò quan trọng của cập nhật SEO website thường xuyên và biết cách bắt đầu từ những điều cơ bản nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *