Xu hướng xây dựng nội dung tương tác phát triển

Việc cạnh tranh trên thị trường buộc các nhà tiếp thị phải biết cách thay đổi nội dung tiếp cận khách hàng với khả năng sáng tạo và mức độ quảng bá tốt hơn nữa. Tiếp thị nội dung tương tác là một xu hướng marketing được dựa báo sẽ “nắm trùm” và phát triển trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai.

Nội dung tương tác khuyến khích người dùng thực hiện các hành động xuất phát từ nhu cầu của bản thân

Tiếp thị nội dung tương tác là gì?

Nội dung tương tác hay còn gọi là (Interactive Content) được hiểu là một loại hình tiếp thị mà người dùng có thể tham gia, tương tác, trải nghiệm. Tức là ở đây đòi hỏi sự tham gia của người dùng và trả lại cho họ các kết quả theo thời gian thực. Các nội dung thể hiện tính tương tác như là thăm dò ý kiến, infographic và video…

Nội dung tương tác khuyến khích một người thực hiện các hành động xuất phát từ nhu cầu của bản thân. Ví dụ như việc trả lời cho các thông tin và tín hiệu theo một thứ tự nào đó, đòi hỏi phải đưa ra các lựa chọn, kích hoạt một phạm vi hoạt động rộng hơn trong não bộ tới những phần xử lý cảm xúc, kế hoạch hành động, tư duy nhận thức cao, và cả phần khả năng xử lý cảm giác.

Tiếp thị nội dung tương tác là một loại hình tiếp thị mà người dùng có thể tham gia trải nghiệm.

Việc các marketer quan tâm đến vấn đề này là rất cần thiết để phát triển vị thế sản phẩm và dịch vụ cũng như thương hiệu của mình trong tương lai. Và bạn cần phải triển khai nội dung tương tác dựa trên những hướng như sau:

Mô hình quá trình truyền thông (Communication Process Model)

Đây là một quá trình truyền thông quen thuộc với Bước 1: Attention –> Bước 2: Entertain –> Bước 3: Persuade

Attention (Gây sự chú ý)

Hoạt động giao tiếp có thể tương tác 2 chiều, đa chiều không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn là nền tảng của thành công trong marketing. Chính nhờ sự tương tác, thảo luận này mà chiến dịch ra mắt sản phẩm mới được lan tỏa. Làm quảng cáo của bạn nổi bật, để gây được sự thu hút và giữ sự chú ý lại lâu hơn giúp chúng ta tạo ra sự tò mò, kích thích lớn hơn so với trước đây.

Tương tác 2 chiều, đa chiều không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng

Entertain (Tạo ra một tương tác giao tiếp)

Sự phát triển của các nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng để kéo khách hàng vào cuộc hội thoại cần một nội dung tương tác tốt. Nội dung tương tác có thể xây dựng bằng một cuộc thi kể chuyện về thương hiệu, viral video hay live stream trên báo chí, social network…

Có thể tạo ra một tương tác giao tiếp trên social network

Persuade (Thuyết phục khách hàng hành động mua hàng)

Việc khách hàng chủ động tham gia vào cuộc hội thoại với nhãn hàng thể hiện được sự quan tâm bước đầu. Từ đó thương hiệu có thể xây dựng được sự  niềm tin, cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu. Mà cảm xúc vẫn luôn là một yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng.

Hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng (Consumer Journey Model)

Công thức liên quan đến trải nghiệm người dùng:

Bước 1: Nhận thức về thương hiệu -> Bước 2: Quan tâm, yêu thích thương hiệu -> Bước 3: Mong muốn được trải nghiệm sản phẩm dịch vụ -> Bước 4: Mua hàng.

Toàn bộ những hoạt động này là quá trình diễn ra sự giao tiếp và marketing tham gia hầu hết các hoạt động này. Việc sử dụng các kênh quảng cáo khác tạo ra sự quan tâm, thu hút khách hàng rồi dẫn đến hành vi mua hàng. Đây là quá trình đã được thực hiện xuyên suốt trên con đường phát triển của marketing.

Tạo ra sự nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu của sản phẩm

Cùng với sự phát triển của kết nối mạng, đồng nghĩa với việc có những sự dịch chuyển sang mô hình tương tác phù hợp hơn với hành vi người dùng. Tạo ra sự nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ và tiếp theo là hành vi mua hàng. Tức là khách hàng của chúng có sự nhận thức tốt về sản phẩm dựa trên những nội dung mà họ tiếp cận mỗi ngày, những nội dung quảng cáo sau đó họ dẫn đến hành vi mua hàng. Tuy nhiên, sau khi họ mua hàng xong thì có dẫn tiếp đến các hành vi tiếp theo như họ sử dụng sản phẩm rồi, họ có yêu thích nó, họ có ủng hộ sản phẩm hay không, họ có giới thiệu sản phẩm với bạn bè hay không thì bước cuối cùng chính là tạo ra sự ủng hộ, tạo ra lượng khách hàng trung thành toàn bộ những hoạt động này vẫn tiếp tục diễn ra và vẫn cần đến nội dung tương tác.

Tiếp thị vận động (Advocacy Marketing)

Tất cả các hoạt động truyền thông được xây dựng dựa trên nội dung, mà nội dung cần được xây dựng dựa trên yếu tố cảm xúc. Nhằm mục đích tăng khả năng giao tiếp với khách hàng, để khách hàng bị thuyết phục, khách hàng dành sự quan tâm và niềm tin cho thương hiệu.

Advocacy Marketing nhằm tăng khả năng giao tiếp với khách hàng

Những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, khiến người dùng bị choáng ngợp bởi khả năng phủ sóng lớn của những thương hiệu cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay các nhà tiếp thị đã nhận thấy việc chạy đua những chương trình quảng cáo, đưa ra quá nhiều thông tin giữa một tràn lan những thương hiệu khác không thực sự đem lại điểm nhấn sâu đậm cũng như khác biệt. Nghĩa là những quảng cáo đó không tạo cho người dùng một niềm tin, tình yêu đủ lớn với thương hiệu để có thể đi xa hơn với nhau.

Những nhà tiếp thị đều thay đổi quan niệm, thay vì chạy media một cách dồn dập họ bắt đầu định vị lại vị trí của thương hiệu, sản phẩm và họ đi sâu nhiều hơn vào tinh thần thương hiệu, giá trị của thương hiệu như thế nào, tính cách của thương hiệu và họ mong muốn chia sẻ câu chuyện thương hiệu đó đến với công chúng để thuyết phục công chúng rằng, sản phẩm của họ ngoài việc yêu thích về mặt lý tính để sử dụng sản phẩm thì còn có các yêu thích khác tốt hơn, mang tính cảm tính hơn và chia sẻ được tầm nhìn của thương hiệu đó đến với công chúng khách hàng của mình người ta gọi đó là brand love.

Phát triển nội dung tương tác để đến gần hơn với khách hàng nhằm khẳng định giá trị của thương hiệu. Nội dung hướng tới chiều sâu mang thương hiệu đi xa hơn, định vị lâu dài hơn trong lòng khách hàng. Những hoạt động quảng cáo truyền thông, marketing mang đến trong quá trình mà chúng ta giao tiếp giữa thương hiệu với khách hàng, tất cả mọi thứ đều mong muốn hướng đến một giá trị, giá trị đó giúp cho thương hiệu chia sẻ được các tầm nhìn hệ thống giá trị của sản phẩm đó, của doanh nghiệp đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *