Khi bạn thực hiện bất cứ chiến dịch Content Marketing nào việc đưa ra những kết quả cho nó để nghiên cứu về mặt thành công hay thất bại luôn là một phần quan trọng. Ba công cụ sau sẽ giúp bạn xác định mức độ thành công của nội dung bạn đã thực hiện.
Sử dụng biểu đồ hành trình của khách hàng
Việc đặt ra những mục tiêu rõ ràng để có những quyết định dựa trên dữ liệu nhận được là điều thực sự cần thiết. Để đặt ra được mục tiêu của mình, hãy dùng một quy trình gọi là lập biểu đồ hành trình của khách hàng.
Quy trình này giúp bạn hiểu rõ khách hàng hơn thông qua sự tương tác và những điểm chạm của họ, đồng thời định hướng và tìm các cơ hội tốt cho nội dung của bạn. Qua đó theo dõi được những nội dung thu hút khách hàng và có sức thu hút ảnh hưởng.
Khai thác phần nội dung mang lại hiệu quả sẽ giúp chiến lược Marketing bước đầu đến gần hơn với thành công. Những nội dung có giá trị có ý nghĩa quan trọng rất nhiều đến quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng.
Lập bảng giai đoạn hành trình của khách hàng: Nhận biết, hứng thú, đánh giá, quyết định, giữ chân. Tiếp theo, đặt ra mục tiêu và KPI cho từng giai đoạn. Hãy cân nhắc những KPI sau:
- Nhận biết: Hạng của từ khóa, Ấn tượng, Độ xuất hiện trên trang tìm kiếm
- Hứng thú: Lượt đăng kí tham gia webinar, Lượt download tài liệu, Khách hàng quảng cáo tiềm năng
- Đánh giá: Yêu cầu báo giá (RFQ), Bản mẫu, Khách hàng mua hàng tiềm năng
- Quyết định: Sự chuyển đổi, Tổng khách hàng
- Giữ chân: Lượt share, Lượng comment, Lượng gia hạn đăng ký, Sự kết nối với mạng xã hội.
Mô hình Attribution
Attribution là quá trình nhận dạng loạt hành động của người dùng đóng góp vào một thành quả nhất định, và sau đó, phân bổ thành quả này thành từng giá trị qui kết tương ứng với mỗi hành động cụ thể trên.
Việc lập lên biểu đồ Attribution với mục tiêu là thiết lập mức giá trị cho từng điểm chạm trong quá trình chuyển đổi của khách hàng. Việc này sẽ giúp quyết định các kênh marketing của bạn giá trị thế nào.
Một mô hình attribution thành công sẽ cho bạn thấy cách các kênh phối hợp với nhau để tạo ra khách hàng tiềm năng, sự chuyển đổi và doanh số trong khi xác định rõ nơi bạn nên đầu tư nguồn lực của mình.
Một vài mô hình attribution tiêu biểu là:
- Điểm chạm đầu: Tất cả giá trị được tính vào điểm chạm đầu tiên
- Điểm chạm cuổi: Tất cả giá trị được tính vào điểm chạm cuối
- Hình đường thẳng: Giá trị được chia đều cho tất cả các điểm chạm
- Dòng thời gian: Giá trị được phân bổ cho từng điểm chạm dựa trên lượng thời gian từ điểm chạm đầu tiên đến sự chuyển đổi
- Sự tham gia: Giá trị cao nhất cho mỗi điểm chạm tham gia vào sự chuyển đỏi
- Dựa vào vị trí: Lượng lớn giá trị được trao cho điểm chạm đầu và cuối, phần còn lại phân bổ đều cho các điểm chạm giữa.
Mục tiêu là tìm ra mô hình cung cấp dữ liệu bạn cần mà không quá phức tạp, tránh trường hợp ngộ độc thông tin, đặc biệt dễ xảy ra với những người còn thiếu kinh nghiệm.
Với hầu hết các chiến lược marketing, lời khuyên các bạn không nên dùng mô hình điểm chạm đầu hoặc điểm chạm cuối vì chúng không thể hiện được toàn bộ hành trình của khách hàng. Thay vào đó, hãy bắt đầu với mô hình Đường thẳng hoặc Sự tham gia để thấy được khách hàng của bạn sử dụng những điểm chạm nào trước khi vào giai đoạn chuyển đổi.
Qua thời gian, bạn có thể thử sử dụng các mô hình khác kể cả do chính bạn thiết kế, điều này sẽ góp ích rất lớn vào quá trình xác định độ thành công của nội dung của bạn. Hãy tìm hiểu về attribution và tự áp dụng để xem thành quả nhé.
Phân nhóm khách hàng
Phân khúc thị trường là nguồn dữ liệu phân tích bổ sung để bạn hiểu rõ khách hàng hơn bằng cách đào sau tìm hiểu nguồn dữ liệu sẵn có. Bạn có thể phân ra từng kênh tùy theo ưu tiên của bạn.
Đây là một việc làm phức tạp, và nên được dùng để trả lời những câu hỏi kinh doanh nhất định.
Hãy bắt đầu bằng việc phân khúc các khách hàng đã mua hàng và đặt ra các câu hỏi như:
- Kênh nào thu hút những khách hàng này?
- Họ bao nhiêu tuổi và thuộc giới tính gì?
- Họ sử dụng máy tính hay điện thoại để mua hàng?
- Họ đọc nội dung nào trước khi trở thành khách hàng?
Từ đó, bạn sẽ xác định được xu hướng của khác hàng và chuẩn bị kĩ càng hơn cho chiến lược content marketing của mình. Hãy ghi lại các xu hướng mà bạn nhận ra để tiếp tục nghiên cứu tâm lý của khách hàng.
Công việc phân khúc sẽ giúp bạn hiểu dữ liệu của mình có thể trả lời cho các câu hỏi marketing nào, dù bạn không sử dụng việc phân tích thường xuyên đi nữa. Sau khi đã thành thục, bạn có thể thử các kĩ năng phân khúc phức tạp hơn như phương pháp RFM.