Không phải cứ tổ chức sự kiện xong là công việc của bạn đã kết thúc mà bạn còn phải đánh giá, tổng kết lại xem sự kiện này có thành công hay không, sau sự kiện chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học nào cho những sự kiện tiếp theo. Đó cũng chính là lý do hôm nay Blog.dammaynho.com sẽ chia sẻ đến độc giả những tiêu chí để đánh giá Event thành công hay không?
Ở góc độ của người xem, chỉ cần nhìn thấy sự kiện hoạt động suôn sẻ, khách mời tham sự hưởng ứng nhiệt tình,… thì được xem là thành công. Tuy nhiên đứng dưới góc độ là doanh nghiệp với những mục tiêu đã hoạch định từ trước thì những chỉ số dưới đây mới quyết định Event thành công hay là thất bại.
1. Event thành công cần có một doanh thu tốt
Nếu như mục tiêu của sự kiện là giới thiệu sản phẩm mới, tăng độ nhận diện thương hiệu,..doanh nghiệp sẽ không đặt nặng yêu cầu về doanh thu, tuy nhiên với các sự kiện mở ra để bán vé thu lợi nhuận thì đây lại là một yếu tố quan trọng quyết định Event thành công.
So với mục tiêu ban đầu đã đặt ra, con số này đạt được khoảng bao nhiêu %. Bên cạnh đó, khi thống kê chính xác về doanh thu, doanh nghiệp sẽ biết chính xác được:
- Những loại vé ở mức giá nào bán ra nhanh nhất
- Thời điểm nào khách hàng mua nhiều
- Khách hang có sẵn sàng chi trả thêm các khoản phụ phí khác để có trải nghiệm tốt hơn hay không?
Đây đều là những thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu hữu ích cho các sự kiện sau của doanh nghiệp.
2. Chi tiêu trong phạm vi ngân sách đề ra
Với một Event thành công, doanh thu tốt vẫn là chưa đủ, nó còn phải được dựa trên ngân sách chi trả để có một mức lợi nhuận xứng đáng. Có rất nhiều sự kiện, doanh thu vô cùng cao tuy nhiên khi truy thu thực tế tỷ lệ ngân sách trên doanh số lại vô cùng cao, khiến doanh nghiệp chịu thua lỗ.
Không chỉ các sự kiện chú trọng về doanh số mà bất kỳ sự kiện nào được tổ chức cũng cần phải lưu tâm đến chi phí cho sự kiện. Hãy cân bằng tất cả mọi thứ để có một Event thành công nhé.
3. Mức độ tương tác của mọi người trong sự kiện
Các Event được tổ chức ra đều nhắm đến sự hài lòng, hưởng ứng của người tham dự. Content xây dựng cho sự kiện phải cuốn hút, ý nghĩa thì khách hàng mới tương tác với nó.
Ở đây, bạn cần đánh giá mức độ tương tác ở trong sự kiện và cả trên các trang mạng xã hội trong cả 3 thời điểm trước, trong và sau sự kiện. Với các hoạt động như thế nào thì lượng tương tác tăng cao nhất và hạ xuống mức thấp nhất ở những giai đoạn nào để cải thiện.
4. Đối tác, khách hàng phản hồi về sự kiện
Có một điều rất lạ là chúng ta rất ít khi chủ động đề cập, phản hồi lại với một sự kiện nào đó rằng nó rất hữu ích hay nó làm bạn không hải lòng. Vậy nên sau khi các sự kiện kết thúc, doanh nghiệp cần chủ động thu thập các phản hồi từ phía khách hàng để có cái nhìn khách quan nhất xem Event thành công hay không.
Để khách hàng, đối tác đua ra nhận xét, bạn có thể thực hiện khéo léo thông qua một số câu hỏi nhanh, hay đính kèm nó trong một số trò chơi với những phần thưởng hấp dẫn.
5. Cách giải quyết cho những tình huống “Bất ngờ’
Thực tế đã cho thấy cứ 10 sự kiện thì xác suất sẽ có 1 – 2 sự kiện xảy ra những sự cố bất ngờ. Tùy vào cách giải quyết của BTC mà Event thành công tốt đẹp hoặc ngược lại. Đây cũng chính là một trong số các yếu tố đánh giá một Event thành công.
Giải quyết các sự cố một cách nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp có hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín hơn cho những thành viên tham dự. Thông qua những tình huống bất ngờ, đội ngũ càng chuẩn bị tốt hơn cho những sự kiện sau đó.
Nếu như chúng ta quản lý được rủi ro thì có thể đánh giá được sự tập trung, tinh thần làm việc của nhân viên tổ chức sự kiện. Rồi từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá và những bài học kĩ năng sau mỗi Event. Người lãnh đạo có thể nhìn nhận được khả năng, năng lực của nhân viên qua những nước giải quyết sự cố linh hoạt nhanh chóng từ đó quyết định những vị trí quan trọng của họ trong những sự kiện kế tiếp để giảm tối đa hậu quả sau sự kiện. |
6. Sự sáng tạo sẽ mang đến một Event thành công
Có biết bao nhiêu sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ, tại sao khách hàng nên tham dự sự kieenjc ủa bạn thay vì các sự kiện khác. Đó chính là lúc yếu tố sáng tạo được đánh giá cao. Một sự kiện độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng với các khách tham dự. Đây cũng là một trong những yếu tố lớn giúp họ có được đông đảo người tham gia chương trình.
7. Event thành công cần chuẩn bị kỹ càng
Không cần biết quy mô của sự kiện nhỏ hay lớn, nhưng sự chuyên nghiệp vẫn luôn cần đảm bảo và nó sẽ trở thành một yếu tố của sự kiện thành công. Bạn cần phải liệt kê và chuẩn bị đầy đủ tất cả từ âm thanh, ánh sáng, kịch bản, nguồn nhân lực,… để đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ.
8. Sau mỗi Event, bạn rút ra được kinh nghiệm gì?
Mặc dù đây chỉ là một tiêu chí nhỏ nhưng không thể thiếu trong các sự kiện ở mức chuyên nghiệp. Nhận biết và biết cách sửa chữa những điểm chưa được của mình để tránh được những sai lầm lập lại. Tổng kết được lịch trình , thời gian để thấy được sự trùng hợp và sai lệch giữa thực tiễn với những kế hoạch đã định sẵn. Mức độ thành công của sự kiện cũng có thể dựa trên tiêu chí này.
Vừa rồi là 8 tiêu chí chính để đánh giá một Event thành công. Ngoài ra còn phụ thuộc vào những các yêu tố khác như: địa điểm, thời gian có thuận lợi cho khách hàng không? hoạt động truyền thông có hiệu quả? Khâu trang trí như thế nào? Hình ảnh thiết kế cho sự kiện có bắt mắt?… Cùng ngồi lại và đánh giá khách quan nhất về sự kiện của bạn nhé.
>>> Những chiến dịch Marketing tết “đình cao” từ những thương hiệu hàng đầu