Làm thế nào để biết rằng website công ty của bạn đã đến lúc “đập đi xây lại”? Bạn quan tâm việc website của mình được thiết kế nhiều năm trước hiện tại có bắt kịp xu thế? Hay đây chỉ là lời khuyên từ một nhân viên tư vấn thiết kế web muốn bạn sử dụng thêm dịch vụ của họ?
Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận lại để bạn tự đánh giá xem liệu website của bạn đã lỗi thời hay chưa và bạn cần làm gì để thay đổi thực trạng này ?
Nhìn chung:
Hiện nay, một website được xem là công cụ mạnh mẽ đối với một doanh nghiệp bởi vì đó là nơi đầu tiên tiếp xúc với khách hàng của công ty. Tuy nhiên rất nhiều website công ty đang bị mắc kẹt trong quá khứ trước khi mạng xã hội, điện thoại di động phát triển, khiến người sử dụng phải làm việc trên một website có giao diện lỗi thời và khó để điều hướng!
1. Giao diện không đáp ứng (Non-Responsive web design)
Theo Smart Insights (một tổ chức chuyên thống kê số liệu truyền thông nổi tiếng trên thế giới), hơn 60% các hoạt động tìm kiếm của Google diễn ra trên điện thoại. Thậm chí, tại Mỹ có đến 25% người dùng chỉ sử dụng internet để lên mạng. Những số liệu này để nói với bạn một điều đó là thế giới đang xoay quanh những thiết bị thông minh. Do đó, giao diện website phải tùy biến hiển thị trên tất cả các thiết bị thông dụng: máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính để bàn…
Nắm bắt và đáp ứng được thói quen và xu hướng của người dùng mà vẫn đảm bảo mức độ hiển thị và tốc độ tải trang được coi là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Và nếu website của công ty bạn vẫn chưa được tối ưu trên các thiết bị là dấu hiệu báo động đã đến lúc cần thiết kế lại.
2. Website đang dùng Flash
Ông Steve Jobs (nhà sáng lập Apple) đã cho rằng công nghệ Flash sẽ không kéo dài. Tuyên bố của Jobs về việc khai tử Flash ngày càng trở nên rõ nét trong khoảng hai năm trở lại đây, khi mà YouTube sử dụng HTML5 players.
Điểm yếu chính của Flash là tốc độ load rất chậm và không tương thích với các thiết bị di động. Một lượng lớn truy cập bị mất chỉ vì công nghệ đã lỗi thời. Người dùng buộc phải cài đặt plugin (và cập nhật phiên bản mới nhất) để có thể truy cập website bởi các trình duyệt như Google, Bing và Yahoo không thể đọc được Flash. Tóm lại Flash vừa khó dùng, khó để khởi tạo và khó để duy trì website.
Nếu bạn vẫn sử dụng Flash trên trang web của mình, năm 2017 là năm cuối cùng để bạn sử dụng nó. Bạn không cần phải tiếc nuối với Flash cũ kỹ. Tốt nhất là thiết kế một website mới sử dụng HTML5. HTML5 đang trở thành định dạng phổ quát cho tất cả các loại nội dung kỹ thuật số.
3. Thiết kế website với giao diện tẻ nhạt, nhàm chán
Hiện nay người dùng mạng đang bị quá tải thông tin, họ không có đủ thời gian và tâm trí để dừng lại lâu trên một website nào, nếu nó không thực sự thu hút. Một vài vấn đề phổ biến nhất của những trang web khó sử dụng như:
– Thiếu sự rõ ràng: Nhiều font và không có sự hài hòa trong việc sử dụng màu sắc sẽ khiến site trở nên khó xem, khó đọc, đặc biệt là với các bài viết quá dài.
– Thanh điều hướng gây nhầm lẫn: Nếu người dùng không thể xác định được bằng cách nào có thể tìm thấy thứ họ cần trên site của bạn hoặc không thể tìm thấy liên kết có thể dẫn họ tới đó thì họ sẽ không ở lại trang web của bạn quá lâu.
– Hiệu suất thấp (performance): Sử dụng nhiều script, hình ảnh và hiệu ứng động thì trang của bạn mất nhiều thời gian để load và có thể khó truy cập trên thiết bị của người dùng.
Một xu hướng dễ thấy ở hầu hết các website hiệu quả là giao diện hiện đại, sáng sủa và dễ điều hướng. Vì thế nếu website của công ty bạn trông lỗi thời và lộn xộn thì dường như cách duy nhất đó là thiết kế lại.
4. Website hoạt động không hiệu quả
Để đánh giá website hoạt động có hiệu quả hay không trước hết bạn cần nhớ lại mục tiêu bạn xây dựng website là gì? Và hiện tại website của bạn có đang làm tốt vai trò của mình không? Tất cả sẽ được đánh giá bởi thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google, các chỉ số website và tỉ lệ chuyển đổi người truy cập thành khách hàng.
Cách thiết yếu để gia tăng thứ hạng website đó là S.E.O thật nhiều từ khóa bằng việc đầu tư những bài viết chất lượng tốt để được Google đánh giá cao. Nhưng nếu Content của website lại lần nữa bị chôn vùi giữa hình ảnh và các yếu tố cũ của Flash thì bạn biết cần phải làm gì rồi đấy!
Khi tỷ lệ thoát cao và thời gian trên trang web quá thấp, và số trang được truy cập/1 người dùng thấp. Người mua sắm trực tuyến hiện đại thường xem trọng tính thẩm mỹ và rất thiếu kiên nhẫn. Họ sẽ không chờ trang của bạn để hoàn thành tải trong vòng 10 giây hoặc họ sẽ tìm thấy những gì họ cần ở một website khác.
Phần lớn nguyên nhân là do giao diện của bạn đã lỗi thời, nhàm chán, website được thiết kế từ nhiều năm trước bằng những công nghệ cũ thường rất khó chỉnh sửa, tốc độ load chậm, khó nâng cấp. Khi bạn muốn tích hợp hoặc bổ sung các công nghệ mới cũng rất hạn chế vì không tương thích. Trường hợp này bạn nên thiết kế lại website thay vì sửa chữa vì kinh phí cho việc đầu tư nâng cấp lại website đã cũ đôi khi còn cao hơn chi phí để làm mới.
5. Thường xuyên gặp các sự cố kỹ thuật
Thay vì dành thời gian để cập nhật nội dung hay tối ưu hóa website thì đằng này bạn lại mất quá nhiều thời gian để xử lý các sự cố kỹ thuật trên website như lỗi bảo mật, website nhiễm virus, đường truyền chậm…
Điều này không những lãng phí thời gian, chi phí của bạn mà trong thời gian bảo trì sửa chữa có thể bạn đã mất đi một lượng lớn khách hàng. Do đó để giải quyết vấn đề một cách triệt để, bạn nên thiết kế lại website cho hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, hiệu quả.
6. Lỗ hổng bảo mật
Có trên 70% các các trang web có lỗ hổng có thể dẫn đến các hành vi trộm cắp dữ liệu nhạy cảm như thông tin thẻ tín dụng, thông tin khách hàng… ‘tin tặc’ tập trung nỗ lực tìm kiếm và khai thác các lỗ hổng thông qua các ứng dụng như giỏ hàng, form đăng nhập, form thanh toán…Vì có thể truy cập website 24/7/365 và từ bất kỳ vùng miền nào nên nếu một website không an toàn thì dễ dàng bị ‘tin tặc’ khai thác và lợi dụng để chiếm đoạt thông tin.
Một Website ‘cổ xưa’ có mã nguồn quá cũ hoặc kẽ hở từ cơ sở dữ liệu trong lúc thiết kế web là lỗ hổng bảo mật lớn không thể ‘cấp cứu’. Giải pháp tối ưu ở đây là nên làm lại website mới với hệ thống bảo mật chắc chắn và an toàn hơn.
Nhận định cuối cùng:
Nâng cấp website là một quá trình tìm hiểu và phân tích nhằm tìm ra các hạn chế của website hiện tại đồng thời cung cấp các giải pháp để cải thiện, giúp website đạt hiệu suất cao hơn trong tương lai. Một website trở nên lỗi thời cần được thay đổi khi mà những chức năng của nó không đáp ứng một mục tiêu sử dụng và mang lại hiệu quả kinh doanh.
Và đừng quên đánh giá những đối thủ của bạn trên thị trường. Bởi vì lúc nào cũng có rất nhiều công ty và trang web mới đang xâm nhập vào thị trường của bạn. Đối thủ của bạn có lợi thế là họ có thể xây dựng mô hình và kỹ thuật công nghệ của họ dựa trên toàn bộ những công cụ và dịch vụ hiện đại, mà khi bạn bắt đầu sự nghiệp của mình thì nó chưa có. Họ cũng có thể thu hút được nhiều người xem hơn đơn giản bởi vì họ ở trong một không gian mới mà khi bạn thành lập thì nó chưa có.