Trang đích là trang web một trang được thiết kế để tập trung sự chú ý của một người vào một nội dung đích chính và không bị phân tâm bởi điều gì khác.
Các trang đích được thiết kế đơn giản và dễ hiểu nhằm thu hút khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mong muốn. Tối ưu trang đích chắc chắn là điều mà bất cứ marketer nào cũng đang cố gắng để các mục tiêu được hoàn thành hiệu quả nhất!
Những lưu ý khi tối ưu trang đích
Trên thực tế, công việc xây dựng trang đích thực sự không phức tạp. Ít nhất cho đến khi bạn xem xét yếu tố con người trong tập khách hàng tiềm năng của bạn.
Chính những khách hàng tiềm năng mà bạn muốn họ thực hiện hành động cụ thể như: Thực hiện giao dịch mua sản phẩm, tham gia nhận một sản phẩm khuyến mãi như một ebook hay báo cáo, yêu cầu thêm thông tin, đăng ký… sẽ làm cho toàn bộ quá trình này trở nên phức tạp hơn
Thông thường các marketer tối ưu hóa các website dựa trên trực quan của mình. Có 5 yếu tố chính bạn có thể bắt đầu thực hiện một số thay đổi nhằm tạo ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chuyển đổi trang đích.
1. Tín hiệu về độ tin cậy
Xây dựng lòng tin là một bước đầu tiên giúp trang đích của bạn được cải thiện. Bạn có thể đang tập trung traffic về trang đích của mình do kết quả từ quá trình chăm sóc khách hàng tiềm năng.
Thậm chí nếu bạn đang chăm sóc các khách hàng tiềm năng của mình qua email và xây dựng mối quan hệ. Thì bạn vẫn cần có những tín hiệu mạnh về độ tin cậy để tăng cường lòng tin của khách hàng tiềm năng và giúp biến họ thành một chuyển đổi.
3 việc cần làm để tăng độ tin cậy cho trang đích
Các tín hiệu từ mạng xã hội
Các tín hiệu từ mạng xã hội cho khách hàng tiềm năng của bạn biết rằng bạn đáng tin cậy. Bởi vì người khác cũng đã tin tưởng bạn và dành thời gian hoặc tiền bạc cho bạn. Một số cách phổ biến để tạo thêm các tín hiệu từ mạng xã hội cho trang đích của bạn gồm có: số lượt chia sẻ trên mạng xã hội, số lần mua hàng, số người đăng ký hoặc người theo dõi trên mạng xã hội.
Hợp tác với nhà cung cấp/nhà sản xuất
Nếu bạn hợp tác với thương hiệu nào đó, cho dù đó là một tổ chức hay những người có ảnh hưởng lớn. Việc đặt tên hoặc logo của họ trên trang đích của bạn cũng làm gia tăng độ tin cậy trong đầu của khách hàng.
Chứng nhận từ bên thứ ba
Có vẻ như không nhiều website có nhưng các chứng nhận từ bên thứ 3 có thể làm cho nhiều người cảm thấy tin tưởng hơn. Đặc biệt, khi bạn yêu cầu họ cung cấp cho bạn tiền hay thông tin cá nhân. Sử dụng các chứng nhận của bên thứ ba như Better Business Bureau và VeriSign tạo được độ tin cậy về trang đích và thương hiệu của bạn.
Chứng nhận
Chứng nhận là một dạng bằng chứng xã hội khác và là một trong những tín hiệu tạo được lòng tin cho khách hàng mạnh mẽ nhất. Theo Nielsen, 83% người tiêu dùng tin vào các giới thiệu từ người mà họ quen biết và 66% tin vào các phản hồi của người tiêu dùng được đăng tải trực tuyến.
2. Sửa và làm nổi bật nút Call to Action
Hãy làm nổi bật nút kêu gọi hành động của bạn với khách hàng. Lý do là vì phần lớn mọi người dành chưa đầy 15 giây trên một trang web nào đó. Điều đó có nghĩa là phần lớn số họ còn chẳng thèm cuộn chuột xuống dưới. Họ đọc lướt qua và não họ sẽ quyết định xem website của bạn có liên quan hay không và họ sẽ thoát trang.
Lưu ý khi sử dụng từ ngữ
Tránh sử dụng từ ngữ quá chuyên ngành, phức tạp. Việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông hàng ngày và những từ ngữ mạnh để thu hút khách hàng hành động.
Những CTA tốt nhất truyển tải được nhiều thông tin nhất bằng số từ ít nhất. Vì vậy, hãy giới hạn ở 90-150 ký tự. Tương đương khoảng 20 từ. Nếu lời kêu gọi hành động của bạn quá dài, thì bạn sẽ làm mất ý chính của lời kêu gọi hành động. Còn nếu quá ngắn, lời kêu gọi hành động sẽ không truyển tải rõ việc khách hàng cần thực hiện hành động gì.
Làm nổi bật nút kêu gọi hành động
Bạn cần làm nổi bật nút kêu gọi hành động của mình so với những thứ khác trên trang. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo nút phải thống nhất với thiết kế và chủ đề của trang.
3. Loại bỏ chuyển hướng đến các trang khác
Điều hướng rõ ràng và thêm các liên kết hữu ích khi dùng content marketing của bạn và trên website của bạn. Nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn cho khách hàng để họ đến được nơi họ muốn. Tuy nhiên, các website cung cấp nhiều thông tin hơn mà bạn liên kết đến lại không thuộc về trang đích của bạn.
Đích đến mà bạn muốn hướng khách hàng tới
Đừng bao giờ thêm các liên kết đến các trang web khác ngoài website của bạn. Gỡ bỏ các chuyển hướng ra ngoài trang đích của bạn. Bằng mọi giá bạn cũng nên tránh thêm các liên kết vào nội dung.
Lời khuyên dành cho bạn là nên thêm một pop-up khi thoát trang, pop-up này xuất hiện dựa theo hành vi của người dùng, như khi người dùng di chuyển chuột về phía trên cùng của trình duyệt. Pop-up này cần khuyến khích khách ở lại và tập trung sự chú ý vào nút kêu gọi hành động chính.
4. Thêm tương tác bằng hình ảnh
Nếu bạn nhận được nhiều traffic nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, hãy thử kết hợp thêm hình ảnh vào trang đích. Nhằm cải thiện tương tác và duy trì sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Những người xem video gần như có khả năng mua hàng cao hơn gấp 2 lần. Theo một nghiên cứu khác, việc thêm video vào trang đích có thể giúp tăng khả năng chuyển đổi thêm tới 80%.
Nếu bạn không thể tạo ra nội dung video có chất lượng cao, bạn có thể sử dụng các hình ảnh liên quan để thu hút sự chú ý của khách hàng.
5. Tối ưu về mặt nội dung
Nội dung phải hấp dẫn, không có lỗi, được viết sao cho tạo ra được sự kết nối về mặt tình cảm và tâm lý với khách hàng của bạn.
Nội dung cũng cần được trình bày sao cho có thể xem lướt qua một cách dễ dàng. Những điểm quan trọng nhất cần làm nổi bật với các định dạng và thiết kế như đề mục tự động và các chú thích.
Việc lựa chọn đưa ra những thông tin gì sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng của bạn muốn biết những gì. Đó là lúc bạn cần thực hiện các thử nghiệm xem thử nghiệm nào đạt hiệu quả cao nhất.
Thử nghiệm những thay đổi trên trang đích
Mỗi thay đổi bạn thực hiện sẽ ảnh hưởng nhất định đến chuyển đổi của bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy tăng tỷ lệ chuyển đổi nhưng thay đổi đó cũng có thể làm giảm khả năng chuyển đổi. Đó là lý do tại sao cần thử nghiệm. Có hai cách để thử nghiệm những gì bạn đang làm.
Thử nghiệm A/B
Thử nghiệm này cho phép bạn so sánh hai thành phần với nhau để bạn có thể thử nghiệm một hay hai phiên bản cập nhật, như dòng tiêu đề hay nút kêu gọi hành động. Sau khi bạn có được phiên bản hiệu quả hơn, bạn có thể thực hiện lại thử nghiệm hoặc chuyển sang thử nghiệm với thành phần khác.
Thử nghiệm đa biến
Thử nghiệm này cho phép bạn đánh giá được số lượng lớn hơn các thay đổi trên trang của mình, giúp bạn tìm được kết hợp tốt nhất. Việc này thực hiện phức tạp hơn và nhiều marketer thích thử nghiệm A/B hơn so với phương pháp này. Tuy nhiên, phương pháp này có thể giúp bạn thử nghiệm được nhiều thay đổi một cách nhanh chóng.
Việc cải thiện trang đích chắc chắn không phải chuyện có thể thay đổi nhanh chóng. Mỗi một website sẽ có đối tượng và những đặc thù riêng biệt. Chúng ta cần những kinh nghiệm để so sánh và đánh sau đó mới có thể đưa ra một cách tối ưu linh hoạt cho phù hợp nhất.