Để tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp, Average Order Value (AOV) là chỉ số quan trọng nhất định cần đánh giá. Muốn hiểu hơn về ý nghĩa của chỉ số AOV và biết cách vận dụng để tăng hiệu quả doanh số bán hàng trực tuyến, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Blog.dammaynho.com, nó sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích đấy!
Average Order Value và tầm quan trọng với việc bán hàng
Average Order Value (AOV) có nghĩa tiếng việt là giá trị đơn hàng trung bình mỗi khách hàng chi tiêu, được đo lường bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng số đơn hàng. Chỉ số AOV có giá trị càng lớn, điều này đồng nghĩa rằng nhu cầu mua sắm của khách hàng đang tăng cao.
Công thức tính: Average Order Value = Tổng doanh thu bán hàng/Số lượng đơn hàng bán được. Khi tính toán cần lưu ý ở đây là số lượng đơn hàng, không phải số khách hàng. Vì thế, số lần mua của một khách hàng không ảnh hưởng đến AOV.
Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận nên bất cứ đơn vị kinh doanh nào cũng cần chú trọng đến AOV nếu muốn doanh thu tăng trưởng tốt. Thông qua chỉ số này, người lãnh đạo dễ dàng nắm được hành vi mua hàng của người dùng, từ đó đưa ra được chiến lược đẩy mạnh giá trị Average Order Value hơn nữa.
Average Order Value được ví như thước đo theo dõi hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng. Thêm nữa, nó còn có khả năng làm căn cứ để doanh nghiệp hoạch định được giải pháp marketing, chiến lược bán hàng nhằm mục đích nâng cao doanh số.
Chi phí marketing tiết kiệm hơn cho đơn vị kinh doanh lấy đó làm nguồn tăng trưởng hay tái đầu tư. Doanh thu tăng cao, sau khi trừ đi chi phí, thuế, nguồn lợi nhuận mang về được tăng trưởng.
Phương pháp tối ưu Average Order Value tăng doanh thu không thể bỏ qua
Muốn tối ưu Average Order Value nhằm mục đích tăng doanh thu nhanh chóng, đơn vị kinh doanh phải biết cách áp dụng chiến thuật marketing và giải pháp thúc đẩy bán hàng. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn 8+ cách cải thiện chỉ số AOV tăng trưởng doanh số bứt phá, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng tiềm năng.
Giảm giá sản phẩm tối ưu Average Order Value
Nếu nhận được ưu đãi về giá cả so với những đơn vị kinh doanh khác, khách hàng nhất định sẽ mua nhiều hơn thông thường. Bởi tâm lý yêu thích được khuyến mại nên chắc chắn họ sẽ không bỏ lỡ cơ hội mua được sản phẩm giá rẻ hơn.
Doanh nghiệp nên áp dụng cách giảm giá này trong trường hợp mong muốn mục tiêu hướng đến là kích cầu, giảm tồn kho và tăng lợi nhuận. Muốn đánh giá xem có hiệu quả không dựa trên tiêu chí giá trị đem lại cho khách hàng và cân bằng chi phí một cách tốt nhất. Các cách giảm giá có thể áp dụng:
- Giảm giá theo gói, đơn vị sản phẩm mua lẻ.
- Giảm giá kết hợp khi mua cùng sản phẩm khác.
- Giảm giá theo giá trị hóa đơn khách hàng đã mua (Xác định giá trị đơn hàng bao nhiêu là được giảm).
- Giảm theo đợt mua sắm, khuyến mại dịp lễ hội.
Tận dụng phương pháp Cross-sell và Up-sell
Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay, việc tìm kiếm thêm được khách hàng mới là khá khó khăn. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng 2 phương pháp Cross-sell và Upsell thúc đẩy nhu cầu mua thêm, mua kèm để tăng doanh thu.
- Cross-sell (bán chéo): Mời khách hàng mua thêm sản phẩm – dịch vụ có liên quan đến sản phẩm – dịch vụ chính hiện đang cung cấp. Sự liên quan của mặt hàng này cần đảm bảo phù hợp nhu cầu mua và nhu cầu bán. Khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn dự định trước đó.
Ví dụ:
Đặt phòng khách sạn giới thiệu thêm dịch vụ khác cho khách: ăn uống, spa, gym, tour địa phương…
Mua ô tô giới thiệu bảo hiểm ô tô và bảo hiểm nhân thọ.
- Up-sell (bán thêm/bán hàng gia tăng): Thuyết phục, mời chào khách hàng chi tiêu nhiều hơn bằng cách mua sản phẩm – dịch vụ có giá trị lớn hơn, nhiều ưu điểm hơn nâng cao trải nghiệm.
Ví dụ: Budweiser (Hãng bia nổi tiếng) đưa ra thị trường 2 loại lốc bia: 12 lon giá 17$ và 18 lon giá 18$. Chỉ cần thêm 1$, người mua đã có thể có thêm 6 lon, nên thường xu hướng sẽ chọn loại 18 lon. Trong lúc này, loại 12 lon đóng vai trò là công cụ khuyến khích.
Tăng chỉ số Average Order Value bằng hiệu ứng chim mồi
Với cách gia tăng giá trị đơn hàng trung bình này, khách hàng không hề hay biết rằng họ đang bỏ tiền ra mua sản phẩm – dịch vụ đắt hơn. Khi người mua đang có dự định chọn sản phẩm ít tiền hơn giữa 2 loại để tiết kiệm chi phí, xen vào đó có thêm sản phẩm chim mồi, họ sẽ có xu hướng băn khoăn và chọn sản phẩm giá trị cao hơn vì nhận thấy lợi ích đem lại có giá hời.
Ví dụ: Tại rạp chiếu phim có bán 3 loại bỏng ngô size nhỏ, size vừa và size lớn với giá trị lần lượt là 35, 50 và 55 nghìn đồng. Muốn tiết kiệm ban đầu khách thường chọn loại 40 nghìn, tuy nhiên khi nhận thấy sự chênh lệch giữa loại vừa và loại lớn chỉ có 5 nghìn, họ sẽ chuyển hướng sang mua loại 55 nghìn đồng.
Bài viết trên là tổng quan về chỉ số Average Order Value và các cách tối ưu để tăng doanh số bán hàng một cách tốt nhất. Ảnh hưởng của giá trị đơn hàng trung bình là tác động trực tiếp đến lợi nhuận, mong rằng bạn có thể thành công thúc đẩy nhu cầu khách hàng để họ mua nhiều hơn, mang về doanh thu hiệu quả nhất!