Quảng cáo Google Display Netword hiện đang là xu hướng quảng cáo trực tuyến, tiêu biểu là ở Việt Nam với độ phổ biến lên tới hơn 90% người dùng internet. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp thực hiện chạy quảng cáo mạng hiển thị đang mắc phải những nhận định sai về nó và khá phổ biến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra chiến lược quảng cáo và nhắm mục tiêu để đạt được kết quả cao nhất.
Quảng cáo Google Display Netword GDN là gì?
Mạng hiển thị của Google (Google Display Netword) là mạng phân phối quảng cáo hình ảnh trên các trang web đối tác, ứng dụng mobile, gmail của Google. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra quảng cáo của Google khi thấy biểu tượng hình chữ i màu xanh ở quảng cáo.
Những hiểu lầm khi chạy quảng GDN
Hiện nay, một số những lầm tưởng về quảng cáo mạng hiển thị vẫn còn phổ biến như:
1. Coi trọng yếu tố kĩ thuật hơn tâm lí khách hàng
Để tạo được 1 quảng cáo GDN không hề khó, các kỹ thuật sử dụng cũng rất đơn giản. Tuy nhiên để chạy quảng cáo hiệu quả thì người chạy quảng cáo phải thấy hiểu hành vi khách hàng, từ đó sáng tạo nội dung, thiết kế để phù hợp với tập khách hàng tiềm năng mà họ nhắm đến.
2. Quảng cáo mạng hiển thị dùng để bán hàng
Đây là lý do mà nhiều doanh nghiệp sau khi chạy quảng cáo nhưng vẫn chưa thấy ra đơn. Nhiều doanh nghiệp sau khi chạy quảng cáo GDN nhưng không thấy bán được hàng hoặc doanh số tăng không đáng kể vì họ không biết GDN chỉ là bước đầu tiên trong chuỗi hành vi mua hàng của người dùng, chỉ có bước đầu mà không có những bước sau thì hiệu quả cực thấp là điều dễ hiểu.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích theo mô hình Marketing cơ bản nhất – Mô hình AIDA. Trong mô hình này thì việc mua hàng của một người dùng chưa hề biết về sản phẩm trải qua 4 bước:
- A(Attention): Chú ý: Người dùng thấy banner quảng
cáo sản phẩm trên web. Lưu ý: để khách nhớ được sản phẩm thì họ phải nhìn thấy
từ 20 – 25 lần.
- I(Interest): Thích thú: Người dùng cảm thấy
thích thú với sản phẩm, họ có thể lên youtube xem video review sản phẩm, tìm hiểu
tính năng,…
- D(Desire): Mong muốn: Khách hàng bắt đầu có mong
muốn với sản phẩm, họ lên web, forum,… đọc các bài review về sản phẩm.
- A(Action): Hành động mua hàng: Khách hàng chuẩn bị mua sản phẩm, họ search với các từ khóa như giá rẻ, tốt, chính hãng,… rồi xem 1 lượt các bên bán sản phẩm.
Hoặc quy trình đó có thể đi theo mô tuýp:
- D (Desire): Mong muốn: Sau khi chọn được 1 bên tương đối vừa ý, họ lại search lại tên đơn bán với các keywords như lừa đảo, hàng giả,… rồi xem các bài review trên web, forum,… thậm chí họ lên Facebook đọc xem người dùng đánh giá thế nào với đơn vị này
- A (Action) Hành động: Cuối cùng họ quyết định mua hàng.
Có thể dễ dàng thấy được GDN giải quyết được bước gây chú ý cho người dùng. Để giải quyết được các bước sau đó là cả 1 câu chuyện kết hợp của SEO, AdWords Search, Remarketing, Forum Seeding, Facebook Marketing, PR,…
Lợi ích mà quảng cáo GDN có thể mang lại
Phần này chúng ta hãy cùng lấy một ví dụ cụ thể doanh nghiệp của bạn sẵn sàng chi cho việc tiếp cận khách hàng để bán 1 sản phẩm mới là 40 triệu đồng.
- Đầu tiên, chúng ta tính xem banner của mình có được bao nhiêu hiển thị. Giá CPM trung bình (1000 lần hiển thị) của AdWords là khoảng 4000 đ/ CPM (Nếu làm tốt thì khoảng 2000đ, kém thì 10000đ). Như vậy với 40 triệu chúng ta có 40 000 CPM, tương đương với 10 triệu lượt hiển thị.
- Để khách hàng chú ý và thấy thích thì chúng ta phải cho họ thấy quảng cáo vài lần, trung bình 20 -25 lần để họ có ấn tượng, chia ra 10 triệu lượt hiển thị ra, chúng ta sẽ tiếp cận được khoảng 500 nghìn người, mỗi người nhìn thấy quảng cáo khoảng 20 lần.
- Nếu tính theo CTR trung bình 0,5 % (làm tốt 1%, kém <0,1%) thì bạn sẽ có khoảng 50,000 người vào web, với 50 nghìn người này bạn có thể remarketing để bán các sản phẩm khác.
Ví dụ này chỉ là con số ước lượng trung bình, nếu các bạn tối ưu tốt quảng cáo con số này còn có thể lớn hơn nhiều. Và điều này hoàn toàn có khả thi khi bạn đã loại bỏ những quan niệm sai lầm về Google Display Netword để hướng đúng mục tiêu và có chiến lược rõ ràng.
Đây là hình thức quảng cáo đa phương tiện sống động, kết hợp với những hình thức quảng cáo Google khác có thể tạo nên chiến lược marketing online hiệu quả nhất. Nhưng vẫn có nhiều marketer vẫn lập đi lặp lại những sai lầm trong quảng cáo GDN, làm lãng phí ngân sách lại không đem đến hiệu quả cao.