Tỉ lệ thoát (Bounce Rate) là một chỉ số vô cùng quan trọng trong đánh giá sự thân thiện và khả năng giữ chân người dùng ở lại với website của bạn. Bạn có thể kiểm tra tỉ lệ thoát website của mình thông qua Google Analytics. Tỉ lệ thoát của website bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nội dung bài viết và thiết kế của website.
Làm cách nào để giảm tỉ lệ thoát của website?
Nhờ Bounce Rate các SEOer có thể đánh giá một cách khách quan trải nghiệm của người dùng trên một bài viết, trên trang và trên toàn website. Hơn thế nữa Bounce Rate còn phần nào giúp thể hiện được chất lượng và uy tín của một website.
Bounce rate tỉ lệ nghịch với sự thân thiện của 1 website của bạn và càng thể hiện sự phù hợp với người dùng khi họ tìm kiếm từ khóa trong sản phẩm dịch vụ của bạn.
1. Đầu tư vào chất lượng của nội dung
Nội dung trên website của bạn nên đầu tư chuyên sâu, có giá trị và giải quyết vấn đề được cho người dùng. Nếu bạn có nội dung bài viết chất lượng thì bạn sẽ giữ chân người dùng được lâu, giảm được tỉ lệ người dùng thoát ra khỏi website của bạn. Những lỗi như nội dung bài viết không liên quan đến tiêu đề, nội dung thì dài dòng, lặp lại quá nhiều hoặc là viết sai chính tả quá nhiều gây phản cảm cho người truy cập vào theo dõi bài viết… sẽ khiến khả năng
Khi khách hàng tìm từ khoá và đến với bài viết của mình. Ngay ở đoạn đầu tiên, mình đánh vào trong tâm lý hành vi và mong muốn của khách hàng khi họ tìm từ khoá đó.
Muốn giảm tỉ lệ Bounce rate khi khách hàng vừa vào website của bạn thì bạn phải đánh vào đúng tâm lý của họ, để họ ở lại vì họ cảm thấy bài viết phù hợp, giải quyết những vấn đề mà người dùng đang gặp phải thì khả năng họ ở lại mới cao được.
2. Trình bày nội dung bài viết cho thật dễ đọc
Với một bài viết dài bạn nên chia nhỏ ra thành từng ý và chỉ bao gồm những từ khoá xúc tích nhất. Khi bạn chia nhỏ ra như vậy, thì khách hàng của bạn sẽ:
- Không thấy rối mắt.
- Tạo cảm giác không ngán đọc.
Vì để giúp người dùng có thể đọc tốt và trải nghiệm đọc của họ được tăng cao thì bạn buộc lòng phải dùng đến những phương pháp này để người dùng ở lại website của bạn lâu hơn và giảm tỷ lệ Bounce rate thoát ra khỏi website.
3. Tăng tốc độ tải trang của website
Thời gian tải trang luôn là vấn nạn khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu khi phải chờ đợi. Lời khuyên là nên giữ tốc độ tải trang dưới 10s. Và nếu có thể hãy tối ưu để tốc độ tải trang của web mình nhanh nhất, trách khả năng người dùng bỏ trang vì mất thời gian chờ đợi.
Có 2 cách để tăng tốc độ tải của website:
- Giảm dung lượng hình ảnh
Đầu tiên, bạn cần làm là giảm dung lượng của hình ảnh. Nếu bạn sử dụng mã nguồn WordPress cho website thì bạn có thể dùng Plugin EWWW Image Optimizer. Bạn có thể tìm plugin này ở trong thư viện miễn phí của WordPress. Bạn hãy cài đặt và kích hoạt nó lên.
Điểm đặc biệt plugin này có tính năng tự động tối ưu giảm dung lượng hình ảnh cho bạn khi bạn tải hình ảnh lên WordPress. Và nó sẽ cho bạn định dạng hình ảnh web, định dạng ảnh dung lượng thấp nhưng chất lượng cao.
Nếu bạn không dùng mã nguồn WordPress thì bạn có thể sử dụng công cụ https://tinypng.com. Đây là cách nén hình ảnh bằng thủ công, dùng cho những bạn không chọn lựa dùng mã nguồn bằng WordPress mà vẫn muốn có một công cụ miễn phí mà vẫn giảm dung lượng hình ảnh tốt.
- Sử dụng bộ nhớ đệm cache để tăng tốc website
Bộ nhớ đệm là bộ nhớ lưu trữ tạm thời dữ liệu của website, để khi khách hàng vào website bạn lần thứ 2, thì website không cần tải lại từ đầu nữa.
Nếu bạn đang dùng mã nguồn WordPress, bạn có thể cài plugin WP Rocket, LiteSpeed Cache, Super Cache,…
Đây là 2 phương án phổ biến giúp bạn có thể tăng tốc độ tải trang và tránh trường hợp người dùng bỏ trang, Bạn có thể tự áp dụng để đạt được những hiệu quả như ý nhé!
4. Hạn chế đặt Pop-up trên website
Pop-up là mẫu quảng cáo nhỏ khi bạn vào website chính sẽ hiển thị lên, yêu cầu bạn điền thông tin, email, số điện thoại… Pop-up sẽ làm giảm trải nghiệm của người dùng, có thể khiến người dùng khó chịu và bỏ đi.
Thay vì bạn cứ bắt buộc lấy thông tin khách hàng cho bằng được thì hãy thử cung cấp cho khách hàng những thông tin giá trị, rồi sau đó mới làm xuất hiện form thu thập thông tin. Chắc chắn điều đó sẽ giúp khách hàng ở lại lâu hơn với bạn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn thu thập email của khách hàng, bạn có thể sử dụng những form thu nhập email khác như Widget, Slide In,…
Dưới đây là những cái vị trí mà bạn có thể đặt email:
In content: là bạn để form thu thập email ở ngay trong bài viết luôn.
Lightbox: là pop-up khi mà bạn vào website nó sẽ hiện lên.
Post Footer: là bạn sẽ để form thu thập email ở cuối bài viết.
Ribbon: là bạn để form email ở trên cùng website.
Widget: là sẽ để bên sidebar của bài viết.
Slide in: là ở góc nhỏ bên phải màn hình.
Bounce Rate chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc đánh giá thứ hạng của website. Qua một số thông tin vừa chia sẻ bạn có thể tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm và cải thiện tỉ lệ thoát trang cho website của mình nhé. Chúc các bạn thành công!