Tổng hợp kiến thức về Schema: Khái niệm, lợi ích, cách tạo lập

Trong kỹ thuật SEO Onpage hiện nay, cài đặt Schema là bí quyết hỗ trợ website đánh giá cao hơn và gia tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Thuật ngữ này có thể khó hiểu đối với những người mới tiếp cận với SEO. Bài viết này Blog.dammaynho.com sẽ tổng hợp tất tần tật kiến thức về Schema bao gồm khái niệm, lợi ích và cách tạo lập thật chi tiết cho bạn đọc. 

Tổng hợp kiến thức về schema

Schema là gì?

Dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trên trang, Schema là một đoạn code ở dạng html hoặc javascript. Số lượng trang web cần được Google index mỗi giây có thể lên đến hàng trăm triệu, bởi vậy nó không có nhiều thời gian để đánh giá cấu trúc, chất lượng nội dung chi tiết từng website. Thông qua Schema, Google sẽ đọc và hiểu về website của bạn nhanh hơn, giúp tăng độ nhận diện.

Schema còn hay được gọi với cái tên khác là Schema.org hoặc Schema Markup. Công cụ tìm kiếm Google nếu không hiểu được nội dung, nó có thể trả về kết quả chưa chính xác. Schema chính là nơi cung cấp dữ liệu, chủ đề, nội dung tới các nền tảng tìm kiếm để hiển thị chính xác kết quả mong muốn tìm được. 

Tổng hợp kiến thức về schema

Cài đặt Schema có lợi ích gì không?

Với cả bộ máy tìm kiếm, người dùng và chiến dịch SEO, tạo Schema cho website đều có những ảnh hưởng và lợi ích nhất định:

  • Công cụ tìm kiếm

Schema đóng vai trò quan trọng giúp các công cụ tìm kiếm hiểu hơn về website. Theo thống kê hiện tại, có đến 1,9 tỷ trang web đang hoạt động trên thế giới. Search Engine không thể thâm nhập chi tiết vào từng web, quét nội dung và đánh giá cụ thể được. Bởi quy trình này khá tốn thời gian và phức tạp. Cài đặt Schema sẽ giúp nền tảng phân loại thông tin chính xác, cho công cụ tìm kiếm biết web đang viết về mảng nào, thể loại gì và index nội dung nhanh hơn. 

Tổng hợp kiến thức về schema
  • Người dùng 

Tạo lập schema.org, website cung cấp nội dung hữu ích sẽ thu hút người dùng hơn. Nếu bạn đang có dự định tham gia một sự kiện, Schema cũng ưu tiên trang web có liên quan đến thời gian, địa điểm, nội dung của nó, điều hướng người tìm kiếm nhanh hơn. 

  • Chiến dịch SEO

Schema không phải yếu tố để tăng thứ hạng của website trên Google trong quá trình SEO. Tuy nhiên, cài đặt Schema Markup và công cụ tìm kiếm nhận diện và đánh giá cao nội dung website, thứ hạng sẽ có thể được tăng lên so với các đối thủ. Lượt hiển thị trên top nhiều hơn, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng. Các đoạn thông tin giàu trích dẫn – rich snippet cũng được ưu tiên hơn. 

Khi thực hiện chiến dịch SEO, bản chất chính là làm cho nội dung của trang web được hiển thị trên top đầu. Nếu Google đã nhận diện được website, cơ hội được nổi bật hơn cũng tăng lên, cả organic traffic và cả tỷ lệ CTR. 

Tổng hợp kiến thức về schema

Cách tạo lập Schema chi tiết từ A đến Z cho website

Khi tạo lập Schema, đoạn code được sử dụng phải đảm bảo có cấu trúc đúng theo quy định của schema.org. Nếu website của bạn được lập từ code tay, hãy nhờ đội lập trình hỗ trợ. Còn nếu trang web được tạo từ các nền tảng như WordPress, Magento, drupal,… thì chỉ cần cài đặt Plugin. 

Tạo lập Schema Pro cho Website WordPress

Tương tự như cài đặt các Plugin quen thuộc khác, Schema pro cũng rất dễ để sử dụng mà không yêu cầu người cài phải biết kỹ năng lập trình. Các bước cài đặt như sau:

  • Đăng nhập trang chủ quản trị website của mình trên WordPress. Tại các mục bên trái của giao diện, bạn sẽ nhìn thấy mục “Plugin”, click vào đó và nhấp “Cài mới”-> “Tải Plugin lên”.
  • Chọn mục “Cài đặt”, bạn sẽ thấy Schema Pro hiện lên. 
Tổng hợp kiến thức về schema

Qua 2 bước trên, việc cần làm tiếp theo là thiết lập chung Schema cho các trang trong web bằng các tùy chọn:

  • Configuration -> General: Gồm Site Logo (tải logo cho web) và This Website Represent a “Company/Person”. 
  • Social Profile: Điền đầy đủ URL trên các trường thông tin về các kênh mạng xã hội hiện có của trang web.
  • Corporate Contact: Bắt buộc điền Contact Type và Telephone, các mục khác có thể bỏ trống. 
  • Other Schema: Các mục cần điền gồm About Page (giới thiệu chung về web, tổ chức/cá nhân); Contact Page (thông tin liên hệ); Select Menu for Sitelinks Schema. Tiếp theo đánh dấu tích vào 2 câu hỏi Enable Breadcrumb schema và Enable Sitelinks Search Box. 
  • Advanced Settings (Cài đặt nâng cao): Enable Test Schema Link in Toolbar (Chọn Yes); Display Schema Pro Menu Under (Chọn mục hiển thị Schema Pro trên web); Add Schema Code In (Vị trí đặt code Schema trên web: Header/Footer). 
Tổng hợp kiến thức về schema

Cài Schema cho website code tay

Website code tay sử dụng nền tảng riêng nên chắc chắn không có sự hỗ trợ từ các Plugin mà phụ thuộc vào đội ngũ lập trình. Công cụ đầu tiên cần cài là Schema Markup Generator (JSON-LD). Để tạo lập, trước tiên cần truy cập vào đường dẫn https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/ và tiếp tục với các bước:

  • Chọn cấu trúc dữ liệu phù hợp cho website: Article/Breadcrumb/Event/FAQ Page… và hoàn thành thông tin tương ứng cho từng mục. 
  • Sau khi đã điền đủ thông tin, một đoạn mã cho Schema được tự động tạo. Việc của bạn là cần sao chép nó và cài lên header của bài viết tương ứng. 
  • Dùng công cụ test Schema: https://developers.google.com/search/docs/advanced/structured-data kiểm tra xem tạo thành công chưa và check có phát hiện lỗi nào không. 
Tổng hợp kiến thức về schema

Với newbie SEOer hay với những người đang có định hướng tạo website kinh doanh cho riêng mình, tổng hợp kiến thức về Schema bao gồm khái niệm, lợi ích và cách tạo lập mong rằng sẽ giúp bạn hiểu tường tận hơn về nó. Muốn đánh giá hiệu quả sau khi cài Schema, bạn đừng quên đo lường các chỉ số website trước đó để có sự so sánh khách quan, thấy được hiệu quả của nó nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *