UX Best Practice (Trải nghiệm người dùng): Kỹ thuật thiết kế “phù phép” tăng trải nghiệm về tốc độ

Bạn có biết có một số kỹ thuật design mà bạn có thể dùng cho UX trải nghiệm người dùng, để giúp cho người dùng “bị đánh lừa” và cảm thấy trang web hoặc application của bạn chạy “nhanh hơn thực tế”. Chúng ta có cách gì để đánh lừa cảm giác của những người dùng?

Những phương pháp khiến cảm giác của người dùng quên đi sự nhàm chán khi phải chờ một ứng dụng nào đang chạy. Sự im lặng luôn làm cho chúng ta cảm giác không có sự kết nối và sự chờ đợi sẽ cảm thấy lâu hơn thực tế. Hãy cùng đón xem để xây dựng ý tưởng cho riêng mình nhé!

Tráo đổi những nhận thức về thời gian

Nhiều người đã nhận ra rằng trong cùng một trải nghiệm người dùng có rất nhiều yếu tố làm thay đổi cảm giác chờ đợi của chúng ta. Trong một nghiên cứu tại Google, khoảng 75% người dùng cảm thấy một trang web chạy nhanh khi họ đang ngồi duyệt web ở nhà, nhưng nếu họ ra ngoài và cũng vào trang web đó, chỉ còn 52% người dùng cảm thấy trang web vẫn chạy nhanh, những người còn lại cho biết cảm thấy phải đợi trang web lâu hơn. Người dùng trẻ tuổi cũng cảm thấy các trang web tải chậm hơn những người lớn tuổi. Vì vậy, nếu bạn đang đi ra ngoài, và bạn phải chờ đợi thứ gì đó, thì bạn sẽ cảm thấy quá trình chờ đợi nó lâu hơn thực tế.

Thiết kế màn hình đang tải thú vị hơn

Hiển thị một màn hình trắng trơn là rất tệ, khiến cho người dùng ngồi nhìn và không biết có chuyện gì đang xảy ra, không biết app có đang chạy hay là bị “đơ”. Một số lập trình viên tiến bộ đã chuyển qua dùng một ảnh động (gif) có thêm 1 con trỏ xoay xoay (spinner) trong khi app làm gì đó, nhưng thật ra việc có thêm con trỏ xoay xoay cũng cho cảm giác tù túng là như nhau.

Trong hình phía trên là giao diện ứng dụng đọc báo Tailpiece để làm demo. Như bạn thấy ở hình bên dưới, màn hình loading cảm thấy lâu hơn vì người dùng phải ngồi chờ nội dung tải về. Ngoài ra, con trỏ quay quay cho thấy ứng dụng trong trạng thái “đang suy nghĩ” thay vì “đang chạy”.

Lấp đầy khung màn hình (Skeleton Screens)

Trong ví dụ này, thay vì sử dụng con trỏ quay quay loading, thì nó lấp đầy màn hình bằng nội dung fake dạng khung màu xám (skeleton content). Mặc dù ví dụ thứ 2 này tốt hơn một chút so với ví dụ trên. Việc sử dụng các vị trí tiêu đề tin tức và ảnh tin tức dạng màu xám chưa hẳn là tốt nhất. Nó vẫn cho cảm giác giao diện bị lỗi và không hiển thị bất cứ thông tin gì, thể hiện là sắp có nội dung sẽ được bắn ra màn hình.

Làm kinh ngạc người dùng (Staggering)

Sử dụng hỗn hợp giao diện gồm màn hình khung (Skeleton Screens), các text mô tả đang tải nội dung và cả các đoạn ảnh động gif sẽ làm cho toàn bộ trải nghiệm cảm thấy nhanh hơn. Ý tưởng là đưa ra các thông tin là app đang làm cái này cái kia. Điều này cho người dùng biết là họ đang chờ đợi cái gì và cái gì load được trước thì hiện ngay ra trước.

Bạn cũng có thể viết thêm một màn hình animation riêng (splash screen) và show nó lên để ẩn cái màn hình thực sự đang tải dữ liệu bên dưới. Đôi khi một vài animation nhí nhố cũng không tồi trong trường hợp này.

Việc có một hoạt cảnh (animation) tốt làm cho người dùng thực sự thấy hứng thú.

Sự chuyển động mượt mà của animation cũng cho cảm giác website có sự đầu tư nghiêm túc. Và loại bỏ sự nhàm chán từ người dùng, bởi một ứng dụng khá nhanh và đẹp mắt.

Tạo animation cho thanh Menu (Navigation)

Các nghiên cứu của Facebook, RedBooth , Spotify và Google Plus cho thấy rằng nếu để các mục menu bị ẩn đi thì người dùng sẽ ít khi nhấn. Việc chuyển thanh menu app xuống bên dưới sẽ khiến cho họ nghĩ là ứng dụng chạy có vẻ như nhanh hơn. Bởi vì thanh menu nằm ngay trong tầm mắt, và di ngón tay là menu bật lên nhanh chóng làm cho người ta cảm thấy nhanh hơn.

Bạn có thể thấy ví dụ bên dưới viết dưới dạng UI material, Owl, menu không bị ẩn đi vào icon 3 dấu gạch, mà luôn luôn nằm cố định bên dưới app để dễ nhìn thấy. Điều hướng bên dưới app cũng tiện lợi hơn trên các thiết bị di động. Vì người dùng có thể tiếp cận các button chỉ bằng một tay, một lần nữa giúp giữ trải nghiệm người dùng ấn menu nhanh chóng và tự nhiên.

UX Phản hồi ngay tức thì

Trải nghiệm người dùng sẽ mang đến kết quả tích cực hơn nếu động thái phản hồi của bạn không khiến họ phải đợi quá lâu. Bằng cách sử dụng các chuyển động animation hoặc hiện ra thông tin khi di chuột (hover) vào icon bạn đảm bảo với người dùng rằng hành động họ thực hiện được phản hồi nhanh chóng nhất.

Bằng cách sử dụng một số kỹ thuật thiết kế này, bạn có thể làm cho trải nghiệm người dùng tốt hơn rất nhiều. Và cũng làm cho ứng dụng của bạn cảm thấy nhanh hơn bằng cách giảm sự lo lắng của người dùng. Để tìm hiểu thêm về nhận thức của người dùng và cách bạn có thể thiết kế phù hợp với nó.

Một website nhanh hơn sẽ được người dùng đánh giá cao và điều đó có lợi cho việc họ sẽ quyết định quay lại với bạn vào lần sau hay không. Bạn nghĩ sao nếu chúng ta bắt đầu xây dựng các ý tưởng thế kế đánh lừa cảm giác cho người dùng ngay hôm nay nhỉ?

Đám Mây Nhỏ là địa chỉ chuyên nghiệp về thiết kế website cao cấp, đi cùng đó là các dịch vụ hỗ trợ tối ưu website và quản lý bán hàng cho doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ mang đến những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Đừng chần chữ hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *