Google AdSense là một mạng lưới quảng cáo thông qua website có lẽ đã phổ biến với nhiều người dùng trên Internet và khá đơn giản để triển khai. Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu việc cần thiết tìm hiểu tổng quan để nắm được những thông tin cơ bản nhất của loại quảng cáo này và áp dụng để thu về doanh số hiệu quả nhất!
Google Adsense là gì?
Google Adsense (quảng cáo hiển thị) là một hệ thống mạng lưới quảng cáo được phát triển bởi Google hay hiểu cách khác đây là cầu nối giữa những người muốn đặt quảng cáo và người đặt quảng cáo. Google AdSense là nền tảng quảng cáo cho phép bạn kích hoạt chỉ trong vài giờ, dễ dàng kiếm doanh thu đầu tiên là một điểm thu hút lớn cho nền tảng này.
Google Adsense cho phép người đặt quảng cáo (sở hữu trang web có lượt truy cập hoặc video có lượt xem) đặt quảng cáo (bao gồm các hình ảnh, banner, text.. ) trên video (hoặc website) của mình và trả tiền cho mỗi click của người dùng khi họ nhấp chuột vào quảng cáo, tức là bạn được phí hoa hồng từ Google. Phần hoa hồng bạn nhần được từ Google phụ thuộc vào nhà quảng cáo trả bao nhiêu tiền cho quảng cáo đó.
Những kinh nghiệm sử dụng quảng cáo Google AdSense
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả từ AdSense. Chúng bao gồm: vị trí của quảng cáo, loại quảng cáo, nguồn truy cập và quan trọng nhất là AdSense CPC. Những lời khuyên hữu ích giúp tăng doanh thu từ Google AdSense sau đây:
1.Tối ưu hóa kích thước và vị trí trong Google AdSense
Đây là một trong những yếu tố quyết định CTR (tỉ lệ nhấp chuột) thấp hay cao. Bạn nên cố gắng đặt quảng cáo Google AdSense xung quanh nội dung bài viết và nội dung của bạn phải được tối ưu từ khóa, hình ảnh để hiển thị được quảng cáo. Chia sẻ nội dung website hoặc video youtube của bạn trên những forum hay website có nội dung liên quan. Mục nhắm mục tiêu theo Vị trí (Placement Targeting), cho phép hướng quảng cáo tới lượng khách truy cập tiềm năng (như là sở thích, hay sự quan tâm của họ tới chủ đề nội dung mà bạn viết).
Xây dựng uy tín website hay kênh video của bạn, khiến người dùng trung thành của bạn có nhiều, họ sẽ ủng hộ bạn, tỉ lệ CTR sẽ được tăng. Một lưu ý là quảng cáo liên kết thường hay bị bỏ qua. Quảng cáo liên kết khác với quảng cáo banner và chúng không làm giảm CTR (quảng cáo nhấp chuột) của quảng cáo chính, nếu tối ưu hóa đúng cách.
2. Nguồn truy cập từ công cụ tìm kiếm
Quảng cáo Google AdSense hiển thị tốt nhất khi lưu lượng truy cập của bạn đến từ các công cụ tìm kiếm. Các quảng cáo dựa trên nhu cầu có thể sẽ không hiển thị đúng cách nếu bạn đang nhận được lưu lượng truy cập trực tiếp, thông qua các backlink. Nhiều người phàn nàn về CPC (chi phí trả cho người truy cập vào quảng cáo) và thu nhập Google AdSense thấp mặc dù số quảng cáo được hiển thị lên tới con số hàng triệu lượt mỗi tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do CPC và nguồn khách truy cập. Hãy tạo nguồn khách truy cập từ các nước như Hoa Kỳ, Anh… và bạn sẽ nhận được CPC cao hơn.
3. Google AdSense cho tìm kiếm
AdSense cung cấp nhiều cách để kiếm tiền từ blog/ website của bạn và bạn nên cố gắng tận dụng lợi thế của tất cả các loại quảng cáo. “AdSense cho tìm kiếm” (Adsense for Search) không chỉ giúp bạn kiếm tiền mà còn giúp điều hướng người dùng.
Hãy thiết lập Công cụ tìm kiếm tùy chỉnh, đây là một phương án khác để có thể đặt nhiều hơn quảng cáo Google AdSense hơn trên trang web của bạn; công cụ tìm kiếm tùy chỉnh thường có doanh thu rất cao (mặc dù lưu lượng truy cập tương đối ít).
4. Nhắm mục tiêu theo phần trong Google AdSense
Google AdSense là một mạng lưới quảng cáo theo ngữ cảnh và nó hoạt động dựa trên nội dung blog/ website của bạn. Nó bao gồm cả header và một phần của footer. Bởi vì các quảng cáo này hiển thị cùng với bài viết của bạn nên chúng có thể không liên quan đến nội dung. Nhắm mục tiêu theo phần là một kỹ thuật nhanh chóng để chèn thêm một dòng code vào trước và sau bài viết. Quảng cáo của bạn sẽ được nhắm mục tiêu đến nội dung bài viết.
5. Quảng cáo dạng hình ảnh hoặc text
Thường thì quảng cáo dạng hình ảnh được hiển thị nhiều hơn, cho phép quảng cáo text cho phép Google AdSense triển khai nhiều chiến dịch hơn. Tuy nhiên ngăn chặn một loại quảng cáo hoặc danh mục quảng cáo, bạn có thể đang làm giảm sức cạnh tranh của quảng cáo và điều này cũng làm giảm doanh thu của bạn. Lời khuyên trong trường hợp này bạn nên tạo một loại quảng cáo dạng Image + Text và một dạng chỉ chứa Text để thông sự đa dạng cho quảng cáo.
6. Thiết lập kênh tùy chỉnh
Đây là một thủ thuật mà nhiều người có thể bỏ qua. Thiết lập các kênh tùy chỉnh sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về những gì đang hiệu quả, những gì không hiệu quả và sẽ làm cho việc thử nghiệm dễ dàng hơn. Khá dễ dàng để thiết lập và chạy các kênh này.
Khi bạn tạo một kênh (channel), bạn có một tùy chọn để thêm chi tiết về các loại quảng cáo và đưa nó ra đấu giá trên thị trường bằng cách chọn nhắm mục tiêu theo vị trí. Điều này làm tăng sự cạnh tranh và giá trị quảng cáo trên blog/ website của bạn. Để kích hoạt điều này cho mỗi kênh tùy chỉnh, bạn phải làm bằng thủ công. Đầu tiên, bạn cần phải đăng nhập vào tài khoản AdSense, chọn Quảng cáo của tôi => Nội dung => Kênh tùy chỉnh. Tiếp theo, click chuột vào một kênh (hoặc click vào nút Tạo kênh tùy chỉnh).
Bản thông tin sẽ hiện và hãy điền thêm các thông tin chi tiết và tick vào Nhắm mục tiêu.
7. Cho phép hoặc chặn quảng cáo Google AdSense
AdSense Blacklist URL’s là mục cho phép bạn chặn quảng cáo từ các nhà quảng cáo trả rất ít tiền cho mỗi lần click chuột. Hơn thế nữa, điều này cũng bao gồm việc ngăn chặn quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh hiển thị trên blog/ website của bạn.
AdSense Category blocking sử dụng đề ngăn chặn những loại quảng cáo có tỷ lệ hiển thị cao nhưng % thu nhập rất thấp. Điều này có thể được cấu hình thông qua trang Cho phép & chặn quảng cáo của bạn.
8. Tối đa đơn vị quảng cáo trên trang (Ad Units)
AdSense cho phép bạn có tối đa ba đơn vị quảng cáo chuẩn trên một trang, do đó, bạn nên tận dụng lợi thế bằng cách tối đa hóa số lượng đơn vị quảng cáo.
Các điều khoản và điều kiện của quảng cáo AdSense chỉ cho phép đặt 3 Ad Units trên mỗi trang. Trong nhiều trường hợp, các trang có thể thoải mái đặt nhiều hơn ba quảng cáo trên mỗi trang mà nếu không làm phiền và dẫn đến trải nghiệm không tốt của khách truy cập. Nếu bạn tin rằng trang web của mình có thể sử dụng nhiều Ad Units hơn, không có gì ngăn bạn bổ sung các đơn vị quảng cáo AdSense với các quảng cáo từ các nhà cung cấp cạnh tranh.
Đặt Ad units Above The Fold (ATF) để tối ưu hóa quảng cáo AdSense khi quảng cáo của bạn được đặt càng cao, quảng cáo càng được xem nhiều (và bạn càng kiếm được nhiều tiền hơn).
9. Tối đa đơn vị liên kết trên trang (Link Units)
Mặc dù nhiều publishers tập trung chủ yếu vào các đơn vị quảng cáo truyền thống, các đơn vị liên kết cũng có nhiều tiềm năng kiếm tiền.
Đơn vị liên kết là tùy chọn quảng cáo Google AdSense không được sử dụng rộng rãi, nếu đặt tối đa 3 đơn vị liên kết này trên một trang sẽ giúp bạn tăng doanh thu nhanh.
10. Giám sát tỷ lệ lấp đầy quảng cáo (Fill rate)
Khi thực hiện quảng cáo Adsense hãy đảm bảo rằng bạn đang phân phối quảng cáo chứ không phải là không gian trống trên trang web của bạn. Hãy giám sát tỷ lệ lấp đầy để tối ưu hóa doanh thu. Và trong quá trình chạy Google AdSense bạn nên thường xuyên kiểm tra đánh giá, nếu quảng cáo nào có tỷ lệ bid quá thấp, dưới 0,1$ thì nên bỏ đi.
Trên đây là những thông tin cơ bản trong chạy quảng cáo Google AdSense dành cho người mới bắt đầu mà Blog.dammaynho.com đã tổng hợp. Cuối cùng khi bạn đang có kế hoạch sản xuất quảng cáo, mục tiêu tăng doanh số và bạn đã suy nghĩ về việc đầu tư vào Google AdSense là hoàn toàn hợp lý. Đây chính là một cơ hội tốt dành cho bạn ngay lúc này!