Hành vi người tiêu dùng luôn có sự ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động marketing. Nhiều người nghĩ rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định, số khác lại cho rằng thị hiếu cũng đóng góp những tác động không kém.
Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng gần có 63% người tiêu dùng toàn cầu được khảo sát muốn mua sản phẩm và dịch vụ từ các thương hiệu có mục đích phản ánh giá trị và niềm tin của chính họ và sẽ tránh các công ty không có mục đích rõ ràng. Trong số người tiêu dùng, 62% muốn các công ty đứng lên về các vấn đề xã hội, văn hóa, môi trường… mà họ quan tâm nhất.
Điều đó có nghĩa là chúng ta luôn không ngừng tìm hiểu và chuyển biến để phù hợp hơn với những thay đổi đó.
Nghiên cứu về thương hiệu yêu thích của người tiêu dùng
Một khảo sát có tên Accenture có 63 % người dùng nói rằngquyết định mua hàng về ngôn ngữ, giá trị và hành động của các nhà lãnh đạo công ty. Người tiêu dùng cũng ưu tiên cho những thương hiệu cam kết sử dụng nguyên liệu chất lượng tốt (76%), có những chính sách hợp lý cho nhân viên (65%) và tập trung vào việc giảm chất nhựa và cải thiện môi trường (62%).
Giá trị đạo đức
Giá trị đạo đức và xác thực của công ty ảnh hưởng đến 62% người tiêu dùng và 74% cho biết họ muốn minh bạch hơn về cách các công ty nêu bật các vấn đề như tìm nguồn cung ứng sản phẩm, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và thực thi các chính sách về thử nghiệm động vật.
Người tiêu dùng có xu hướng đưa ra những hành động rõ ràng hơn
Phần lớn người tiêu dùng nghĩ rằng hành động phản đối của họ, bao gồm tẩy chay thương hiệu hoặc chỉ trích trên phương tiện truyền thông xã hội, có thể tạo sự khác biệt trong hành vi của công ty. 36 % được báo cáo là thất vọng bởi cách một công ty hành động niềm tin của người tiêu dùng không được đảm bảo, khi nói sai về những gì công ty đại diện. 47% khách hàng nói rằng họ sẽ ngừng mua bán với doanh nghiệp họ thất vọng bởi những gì công ty đưa sai sự thật.
Doanh nghiệp cần thấu hiểu hành vi người dùng
Báo cáo Accenture mới nhất bổ sung rằng sự thiếu quan tâm đối với các nguyên nhân chính trị và xã hội hiện tại của thương hiệu chứng minh sự xa lánh với người tiêu dùng. Accenture nhận thấy rằng sự tin tưởng bị xuống cấp có thể cản trở khả năng cạnh tranh của một thương hiệu và ảnh hưởng đếnchi phí hàng tỷ đô la trong doanh thu.
Do đó, việc cập nhật những vấn đề nóng bỏng kịp thời và thường xuyên hơn sẽ đem tới những giá trị cơ bản cho doanh nghiệp cũng như sự tôn trọng và sự quan tâm của người tiêu dùng.
Kantar Consulting đã chỉ ra một dẫn chứng rằng các thương hiệu có mục đích tăng giá trị thương hiệu lên tới 175% trong 12 năm qua so với mức tăng trưởng trung bình 86%. Để xây dựng các kết nối tiêu dùng mạnh mẽ và duy trì lợi thế cạnh tranh, các thương hiệu nên nắm lấy các nguyên nhân có ý nghĩa đối với công ty hơn là chọn một mục đích đang có xu hướng tại thời điểm này.
Chiến dịch “Just Do It”
Một ví dụ điển hình là chiến dịch “Just Do It” gần đây của Nike với sự tham gia của nhà đại lý tự do NFL và nhà hoạt động xã hội ColinKaepernick đã trở thành một điểm nhấn cho các thương hiệu truyền đạt thành công mục đích tiếp thị của họ trong khi vẫn thúc đẩy kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, như một số nhà nghiên cứu đã lưu ý, bao gồm cả Forrester và Accenture, cách tiếp cận hướng đến mục đích phải mở rộng ra ngoài các chiến dịch và cần có tính xác thực cao. Nike, ví dụ, đã cam kết quyên tặng 5 triệu đô la cho các tổ chức dành riêng cho việc chấm dứt bạo lực súng, theo thông cáo báo chí ANA.
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tin tưởng những thương hiệu có mục đích rõ ràng và quan tâm đến những vấn đề xã hội. Do đó, thương hiệu cũng cần để tâm hơn đến xu thế của thế giới chỉ không chỉ làm truyền thông cho những chiến dịch xoay quanh mỗi doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu có mục đích một phần để hướng tới gần hơn với khách hàng. Điều này quan trọng khi các thương hiệu đã quan tâm hơn tới cảm nhận của người dùng sẽ có chiến lược tốt hơn hoàn thành mục tiêu.