“Lấy lòng” khách hàng tiềm năng luôn là một thách thức lớn đối với các thương hiệu. Thành công khi tạo được sự quan tâm, chú ý củakhách hàng là điều mà không nhà kinh doanh nào muốn từ bỏ.
Một xu hướng Marketing đang được các thương hiệu nổitiếng áp dụng đó chính là thu hút khách hàng bằng tâm lý sở hữu. Theo đó, khi khách hàng có cảm giác thỏa mãn với một sản phẩm nào đó thì sản phẩm sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Phương phức này về cơ bản nghe thật hấp dẫn những việc thực hiện nó là cả 1 quá trình. Vậy làm thế nào để có thể thành công trong việc thu hút khách hàng bằng tâm lý sở hữu?
Củng cố tâm lý sở hữu bằng việc tăng cường sự kiểm soát của khách hàng

Có được cảm giác này là việc khách hàng khi được tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm. Việc được sờ mó sản phẩm cũng tạo racảm giác kiểm soát, có nghĩa là khách hàng sẽ dễ mua hàng hơn nếu họ được chạm vào sản phẩm trước. Điều này không là một trở ngại lớn đối với những cửa hàng kinh doanh bên ngoài. Nhưng trong thế giới kinh doanh ngày càng được “số hóa” cao, các doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn để thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và sản phẩm.
Khuyến khích khách hàng “quan tâm đến bản thân”
Tâm lý mọi người có xu hướng quan tâm trực tiếp đến sảnphẩm mà bản thân đang có nhu cầu. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần nỗ lực tạo điều kiện để khách hàng cùng làm cho sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của từng cá nhân. Để sản phẩm của bạn phù hợp với họ. Khi đó họ sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn và sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân cùng mua, sử dụng sản phẩm.
Trong một xã hội hiện đại và bận rộn như hiện nay, việc quan tâm đến bản thân lại đang là một xu hướng mới nổi. Khi mọi người quan tâm đến bản thân mình thì lúc đó họ sẽ bắt đầu tìm kiếm những sản phẩm phù hợp và tốt nhất với bản thân mình. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên nắm bắt tâm lý này để tiếp cận và tương tác với đối tượng khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Trang bị cho khách hàng sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm
Kiến thức về sản phẩm khiến khách hàng cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ với sản phẩm, từ đó kích thích hành vi mua hàng. Khi khách hàng hiểu biết về mọi khía cạnh của sản phẩm, họ sẽ có cảm giác mình đang sở hữu một mối quan hệ đặc biệt, riêng có với nó. Hiểu rõ về sản phẩm và trang bị những kiến thức đó cho khách hàng là chìa khóa giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn.

Hãy hình dung một người bạn của bạn tự hào nói rằng anh ta vừa “khám phá” ra một nhãn hiệu nào đó vì nghĩ rằng mình biết về nó trước tất thảy những người xung quanh.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã thống kê khách hàng đã nhàm chán với những kiểu tiếp thị ồn ào không có nhiều giá trị. Mỗi một chiến lược kinh doanh đều nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số. Việc thực hiện chiến lược tâm lý sở hữu hay “nuôi dưỡng” cảm giác sở hữu của khách hàng bằng nhiều cách khác nhau. Tạo ảnh hưởng tích cực hơn lên khách hàng là chiến thuật kinh doanh khôn ngoan lúc này.